Làm thế nào để giáo dục Đức Tin cho trẻ em

Cha mẹ là những nhà giáo dục Đức Tin đầu tiên của trẻ em

Làm thế nào để giáo dục Đức Tin cho trẻ em, giáo dục đức tin cho con cái, giáo dục đức tin cho trẻ em, sách giáo dục đức tin, truyện giáo dục đức tin, giáo dục đức tin cho người trẻ, giáo dục đức tin trong gia đình, khơi dậy đức tin, phim giáo dục đức tin, phim công giáo giáo dục đức tin, Khơi dậy đức tin cho trẻ, sách khơi dậy đức tin,

Cha mẹ là những nhà giáo dục Đức Tin đầu tiên của con cái

Như là “những người đầu tiên truyền dạy đức tin cho con cái”, (GLCG 1656) việc dạy dỗ trẻ nhận biết, yêu mến và cầu nguyện với Chúa là bổn phận cấp thiết của bậc cha mẹ. Nhưng trong cuộc sống bận rộn, hối hả và nhộn nhịp hàng ngày, thật khó để sắp xếp thời gian và không gian để quây quần như một gia đình trong lời cầu nguyện. Tuy nhiên, nếu bạn giới thiệu con cái mình với Đức Kitô và khuyến khích trẻ tiếp tục mối tương quan này, bạn có thể ngạc nhiên trước sự gắn bó của trẻ với Người. Và khi bạn duy trì sự cầu nguyện chung trong gia đình và dạy trẻ cầu nguyện bạn có thể ngạc nhiên trước hoa trái mà đời sống đức tin mang lại.

Sau đây là một vài gợi ý để bậc cha mẹ có thể giúp trẻ lớn lên trong đời sống đức tin khi nuôi dưỡng sự thân thiết với Chúa và biết cầu nguyện cách chân thành.

1. Giáo dục Đức Tin cho trẻ em bằng cách nuôi dưỡng sự thân thiết với Chúa
Theo Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, “Trở thành Kitô hữu không phải là kết quả của một sự lựa chọn đạo đức hay một ý tưởng cao cả, nhưng là cuộc gặp gỡ với một biến cố, một con người mang lại cho cuộc sống một chân trời mới và một hướng đi quyết định”. Thật vậy, chia sẻ đức tin với con cái không chỉ là vấn đề cha mẹ cho trẻ tiếp xúc với nhiều ý tưởng khác nhau mà còn là vun trồng mối tương quan mật thiết với Chúa. Hãy kể cho trẻ nghe đức tin đã mang đến cho cuộc sống của bạn “chân trời mới” như thế nào, đồng thời giúp trẻ gặp gỡ con người Đức Kitô và học cách yêu mến Ngài như bạn.

Làm thế nào để giáo dục Đức Tin cho trẻ em, giáo dục đức tin cho con cái, giáo dục đức tin cho trẻ em, sách giáo dục đức tin, truyện giáo dục đức tin, giáo dục đức tin cho người trẻ, giáo dục đức tin trong gia đình, khơi dậy đức tin, phim giáo dục đức tin, phim công giáo giáo dục đức tin, Khơi dậy đức tin cho trẻ, sách khơi dậy đức tin,

2. Cha mẹ hãy nêu gương tình yêu thương của Chúa để giáo dục Đức Tin cho trẻ em
Trẻ em học được nhiều điều từ việc quan sát và bắt chước hành động của cha mẹ hơn là từ bất kỳ lời khuyên suông nào. Hơn nữa, bậc cha mẹ được mời gọi không chỉ để nói sứ điệp Tin Mừng cho con cái mà còn trung thành sống giới răn yêu thương và hy sinh của Chúa Kitô. Do đó, hãy cho trẻ thấy thế nào là yêu mến Đức Kitô qua lời nói và hành động của bạn!

3. Giáo dục Đức Tin cho trẻ em bằng cách giữ truyền thống đạo đức theo lịch Phụng Vụ.
Việc dựa theo năm Phụng vụ là cách đơn giản nhưng rất hữu hiệu để dạy đức tin cho trẻ. Hãy mang các truyền thống của Giáo hội hoàn vũ vào giáo hội tại gia! Chắc chắn, những truyền thống này không chỉ ảnh hưởng đến gia đình của bạn trong hiện tại mà còn được ghi nhớ và trở thành một phần bản sắc của trẻ mai này. 
Ví dụ:
- Giữ thói quen cầu nguyện trước bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Trong Mùa Vọng, trong giờ đọc kinh tối, nên hát thêm “Trời cao hãy đổ sương xuống”. Nếu có thể, hãy làm một hang đá nhỏ, để giúp trẻ hình dung sinh nhật của Chúa Giêsu như thế nào.
- Trong Mùa Chay, dạy cho trẻ hiểu ý nghĩa của việc kiêng thịt vào thứ Sáu, như là một hình thức hy sinh, dành dụm chút ít tiền để giúp trẻ em nghèo. Mỗi khi trẻ làm được điều gì tốt, có thể cho một hạt đậu vào chiếc lọ; vào Chúa nhật Phục sinh, hãy kiểm lại xem chiếc lọ được nhiều đậu như thế nào.
- Vào tháng 10, cả nhà cùng đọc ít là 10 Kinh Mân Côi, và nhắc trẻ về lòng yêu mến Đức Mẹ.
- Vào tháng 11, cả nhà cùng đọc thêm Kinh vực sâu để cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời;
- Nhắc nhớ về ngày lễ bổn mạng của người trong gia đình, có thể đi lễ hoặc thêm một món ăn để mừng lễ.

Làm thế nào để giáo dục Đức Tin cho trẻ em, giáo dục đức tin cho con cái, giáo dục đức tin cho trẻ em, sách giáo dục đức tin, truyện giáo dục đức tin, giáo dục đức tin cho người trẻ, giáo dục đức tin trong gia đình, khơi dậy đức tin, phim giáo dục đức tin, phim công giáo giáo dục đức tin, Khơi dậy đức tin cho trẻ, sách khơi dậy đức tin,

4. Giáo dục Đức Tin cho trẻ em bằng cách đọc và đặt mình vào bối cảnh của bài Tin Mừng
Vào Chúa nhật, gia đình có thể làm điều gì đó đặc biệt để tôn vinh Ngày của Chúa, Chẳng hạn như đọc bài Tin Mừng, và khuyến khích trẻ lắng nghe cẩn thận xem Chúa đang nói gì. Đây không phải là một bài giáo lý mà là một buổi cầu nguyện, hướng dẫn trẻ lắng nghe Chúa nói với mình.  Sau đó, có thể hỏi trẻ:
“Con đã nghe gì?” “Con nghĩ Chúa đang nói gì với con?” Hãy để cho trẻ đưa ra câu trả lời mà không cần điều chỉnh hay góp ý. Rất có thể trẻ nói điều gì đó mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến! Vì thực, Thiên Chúa nói với chúng ta qua Kinh Thánh theo nhiều cách khác nhau.
Ngoài ra, có một cách tiếp cận khác, là khuyến khích trẻ nghĩ về cảm giác sẽ như thế nào khi ở đó với Chúa Giêsu, nhắm mắt lại và hình dung mình trong khung cảnh của bài Tin Mừng, đặt những câu hỏi như: Thời tiết như thế nào?, Bối cảnh lúc đó như thế nào? nghe như thế nào?... Rồi cả nhà cùng cầu nguyện chung với nhau.
Chắc chắn việc đọc và lắng nghe Tin Mừng như thế sẽ mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng cho trẻ và cả gia đình.

5. Giáo dục Đức Tin cho trẻ em bằng cách nhắc trẻ về những người bạn Thánh thiện.
Cha mẹ có thể giúp trẻ thân thiết hơn với vị Thánh Bổn mạng hoặc Thiên thần bản mệnh. Mỗi tối, nhắc trẻ cầu nguyện và cám ơn Thiên thần luôn ở bên con, bảo vệ con, nhắc nhở con làm điều tốt, tránh làm điều xấu… Thậm chí, dạy trẻ thầm thĩ “Xin thánh Antôn giúp con!” khi bạn cần tìm một thứ gì đó là một cách tuyệt vời để dạy trẻ biết hướng về Chúa trong những lúc khó khăn.

Làm thế nào để giáo dục Đức Tin cho trẻ em, giáo dục đức tin cho con cái, giáo dục đức tin cho trẻ em, sách giáo dục đức tin, truyện giáo dục đức tin, giáo dục đức tin cho người trẻ, giáo dục đức tin trong gia đình, khơi dậy đức tin, phim giáo dục đức tin, phim công giáo giáo dục đức tin, Khơi dậy đức tin cho trẻ, sách khơi dậy đức tin,

6. Giáo dục Đức Tin cho trẻ em bằng cách chuẩn bị trái tim của trẻ với sự ngạc nhiên
Chính sự ngạc nhiên giúp chúng ta dễ dàng thờ phượng, cảm tạ và cầu nguyện với Chúa, Đấng tạo thành muôn vật mà chúng ta không bao giờ khám phá hết.  Đặc biết, trẻ em rất tò mò, và có xu hướng thích thú và ngạc nhiên về những gì trẻ nhìn thấy. Cha mẹ hãy cùng ngạc nhiên với trẻ để giúp chúng thấy thế giới xung quanh tuyệt vời như thế nào. Đồng thời kiên nhẫn và dành thời gian trả lời những câu hỏi “Tại sao” của trẻ.

7. Giáo dục Đức Tin cho trẻ em bằng cách dạy trẻ cầu nguyện qua việc đọc kinh
Theo kinh nghiệm của nhiều tín hữu, những lời cầu nguyện chúng ta học được khi còn nhỏ thường gắn bó cho đến khi trưởng thành và có sức nâng đỡ khi chúng ta cần sự an ủi nhất. Thực sự, những lời cầu nguyện như Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng rất quan trọng, nhưng nếu dạy cho trẻ biết thêm một chút về cầu nguyện qua việc nói chuyện với Chúa, cũng rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích thiêng liêng. 

Làm thế nào để giáo dục Đức Tin cho trẻ em, giáo dục đức tin cho con cái, giáo dục đức tin cho trẻ em, sách giáo dục đức tin, truyện giáo dục đức tin, giáo dục đức tin cho người trẻ, giáo dục đức tin trong gia đình, khơi dậy đức tin, phim giáo dục đức tin, phim công giáo giáo dục đức tin, Khơi dậy đức tin cho trẻ, sách khơi dậy đức tin,

8. Giáo dục Đức Tin cho trẻ em bằng cách hướng dẫn trẻ với lời cầu nguyện đơn sơ
Ngoài việc đọc kinh, thỉnh thoảng hãy thử ngồi với trẻ trước bàn thờ và giải thích đơn giản rằng thay vì đọc kinh như thường lệ, sẽ cùng nói chuyện với Chúa Giêsu một cách đơn sơ như đang nói với người bạn. Ví dụ, sau khi cùng nhau làm dấu thánh giá, hãy hỏi trẻ muốn nói với Chúa về điều gì, hoặc bạn có thể gợi ý với trẻ: “Bây giờ con hãy nhắm mắt lại và chúng ta sẽ nghĩ về Chúa. Chúa ở khắp mọi nơi nhưng Chúa đang ở trong lòng con. Chúa yêu con rất nhiều. Con hãy nói là con cám ơn Chúa và con cũng yêu Chúa nhiều lắm…”
Chắc chắn, những giây phút và lời cầu nguyện như vậy sẽ trở thành một phần ăn sâu trong tâm thức của trẻ.

Xem thêm: Làm sao để con trẻ yêu thích cầu nguyện - Hướng dẫn cách dạy trẻ em cầu nguyện

9. Giáo dục Đức Tin cho trẻ em - hãy kiên trì!
Thiên Chúa không đòi chúng ta hoàn hảo, nhưng đòi chúng ta phải trung thành. Hãy cố gắng kiên trì nhất quán trong lời cầu nguyện gia đình, và đừng lo lắng nếu nó không luôn diễn ra như bạn mong muốn. Hơn nữa, hãy cho trẻ thấy rằng thời gian bạn dành để cầu nguyện là điểm nổi bật trong ngày và Chúa là trung tâm của cuộc đời bạn. Vì thế, bạn hãy tiếp tục cầu nguyện với trẻ ngay cả khi trẻ cảm thấy lạ lẫm, không chú ý, hoặc có vẻ không hiểu. Ngay cả khi mọi thứ rối ren, thì sự trung thành của bạn trong lời cầu nguyện và dạy con cái cầu nguyện là cơ hội giúp những lời cầu nguyện có thời gian thấm nhuần và có sức định hình đời sống đức tin của trẻ.

Làm thế nào để giáo dục Đức Tin cho trẻ em, giáo dục đức tin cho con cái, giáo dục đức tin cho trẻ em, sách giáo dục đức tin, truyện giáo dục đức tin, giáo dục đức tin cho người trẻ, giáo dục đức tin trong gia đình, khơi dậy đức tin, phim giáo dục đức tin, phim công giáo giáo dục đức tin, Khơi dậy đức tin cho trẻ, sách khơi dậy đức tin,

10. Giáo dục Đức Tin cho trẻ em bằng sách truyện Kinh Thánh
Kinh Thánh cho trẻ em là một cách tuyệt vời để giáo dục trẻ nhỏ về Thiên Chúa và Kinh Thánh thông qua các câu chuyện thú vị. Có nhiều truyện kể từ Kinh Thánh dành cho trẻ em. Bạn có thể tìm mua tại các nhà sách Công Giáo. Dưới đây là một số ví dụ:
- Vườn địa đàng: Khi Chúa tạo ra vạn vật, câu chuyện về sự sáng tạo của Chúa.
- Đại hồng thủy: Nô-ê và trận đại hồng thủy, câu chuyện về Nô-ê và con tàu trong trận đại hồng thủy.
Và nhiều câu chuyện khác.
-Truyện tranh Kinh Thánh song ngữ cho trẻ em Công Giáo: Tiệc cưới Cana, năm chiếc bánh và hai con cá, nhóm mười hai...
-Bộ truyện tranh “Khơi dậy đức tin 01” và “Khơi dậy đức tin 02” giúp các bé khám phá những chủ đề quan trọng của đức tin Công Giáo thông qua hình ảnh và lời kinh. Bộ sưu tập này bao gồm 14 quyển sách với nhiều chủ đề liên quan đến Kinh Thánh, Tin Mừng, Cầu Nguyện, Khơi dậy đức tin và Những ngày Lễ lớn. Dành cho lứa tuổi mẫu giáo và cấp 1, các tập truyện nhỏ xinh với hình vẽ ngộ nghĩnh sẽ giúp các bé hiểu về Kinh Thánh. 
-Truyện tranh Kinh Thánh cho thiếu nhi trên 8 tuổi: Cuốn sách này do nhiều tác giả là các linh mục và người chuyên Kinh Thánh viết ra. Sách được minh họa bằng các hình ảnh sống động.
-Truyện về các thánh Công Giáo để các em noi theo gương sáng các ngài như: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Đa Minh, Thánh Phanxicô Assisi

Làm thế nào để giáo dục Đức Tin cho trẻ em, giáo dục đức tin cho con cái, giáo dục đức tin cho trẻ em, sách giáo dục đức tin, truyện giáo dục đức tin, giáo dục đức tin cho người trẻ, giáo dục đức tin trong gia đình, khơi dậy đức tin, phim giáo dục đức tin, phim công giáo giáo dục đức tin, Khơi dậy đức tin cho trẻ, sách khơi dậy đức tin,

Tất cả các sách truyện trên đây đều có bán tại kho Truyện tranh Kinh Thánh tại Nhà Sách Công Giáo Việt Nam. Mời các bạn tìm mua để làm quà tặng cho các bé!

***

“Gia đình nào cầu nguyện cùng nhau thì ở bên nhau”.

Từng chút một, chắc hẳn mỗi hành động yêu thương và lời cầu nguyện đơn sơ chân thành không chỉ góp phần tạo nên văn hóa Kitô trong gia đình, và Giáo hội tại gia phát triển cách, nhẹ nhàng, vui vẻ, thánh thiện mà còn giúp trẻ lớn lên trong đức tin, trở thành người như Thiên Chúa muốn và mời gọi chúng trở thành.

Là con người, chúng ta không ai hoàn hảo, nhưng Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, và Ngài ban cho chúng ta đủ ân sủng và phương tiện để chu toàn bổn phận này nếu chúng ta biết khiêm nhường chạy đến cùng Ngài và dùng các phương tiện Ngài ban. Giáo dục con cái là bổn phận chính yếu nhất của chúng ta, còn quan trọng hơn cả cơm ăn áo mặc. Đôi khi chúng ta cố gắng rất nhiều mà dường như thất bại, vì không thấy kết quả cụ thể nơi con cái. Chúng ta cần kiên nhẫn. Những gì chúng ta làm hôm nay chỉ là những hạt giống nằm sâu trong tâm hồn các em. Chúa sẽ làm cho chúng mọc lên vào đúng thời điểm của Ngài. Phần chúng ta hãy làm hết sức, còn kết quả hãy dâng cho Thiên Chúa, như Đức Mẹ và Thánh Giuse kiên nhẫn làm mọi việc vì vâng lời Thiên Chúa mà không bao giờ thắc mắc rằng tương lai Con Trẻ Giêsu sẽ đi về đâu.

Làm thế nào để giáo dục Đức Tin cho trẻ em, giáo dục đức tin cho con cái, giáo dục đức tin cho trẻ em, sách giáo dục đức tin, truyện giáo dục đức tin, giáo dục đức tin cho người trẻ, giáo dục đức tin trong gia đình, khơi dậy đức tin, phim giáo dục đức tin, phim công giáo giáo dục đức tin, Khơi dậy đức tin cho trẻ, sách khơi dậy đức tin,

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ nguồn: www.hdgmvietnam.com


Bình luận


Tin tức khác
» Nguồn gốc và ý nghĩa lời kinh nguyện Giêsu-Maria-Giuse
» Danh ngôn về Đức Mẹ Maria
» Vì sao chúng ta mừng lễ Giáng Sinh ngày 25 tháng 12?
» Con tàu Noah có thật không?
» Nguồn gốc lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội
» Giải đáp thắc mắc về Mùa Vọng
» Làm thế nào để trẻ yêu thích tham dự Thánh Lễ?
» Cầu nguyện gì trong đêm Giáng Sinh
» EMMANUEL có ý nghĩa gì?
» Người Công Giáo có nên xăm mình


Hotline (24/7)

Messages

Chat Zalo

Liên hệ