Người Công Giáo và việc sử dụng biểu tượng khi có người thân qua đời

Người Công Giáo và việc sử dụng biểu tượng khi có người thân qua đời

Người Công Giáo và việc sử dụng biểu tượng khi có người thân qua đời

Thưa Quý Ông Bà và Anh Chị Em Tín Hữu Công Giáo. 
_Gần đây, qua phương tiện truyền thông, mạng xã hội, khi có người thân qua đời, chúng ta thường thay đổi "Hình Đại Diện" để báo hiệu có người thân qua đời. Đó cũng là cách thức báo hiệu cho mọi người biết gia đình đang có chuyện buồn vì người thân yêu qua đời. 
_Tuy nhiên, vì vô tình hoặc vì thói quen hoặc có khi "không nghĩ ra, hay không để ý". Người Công Giáo chúng ta thường dùng một biểu tưởng "màu đen, có khi là bông hoa sen đen, hoa hồng đen" để báo hiệu tin buồn từ gia đình.
_Theo góc độ truyền thông cũng như diễn tả nội dung theo ngôn ngữ biểu tượng, vô tình, chúng ta lại chọn một biểu tượng mà tôn giáo khác đã đồng hóa và mang một ý nghĩa tâm linh của tôn giáo đó đang sử dụng. 
_Chúng ta là Người Công Giáo, khi người thân yêu qua đời thì điều đầu tiên chúng ta buồn, lo lắng và xao xuyến. Tuy nhiên chúng ta không dừng lại ở đó, nhưng chúng ta còn có một niềm tin, một đức tin vào ĐỨC GIÊSU KITÔ đã chết và đã sống lại. 
_Thiết nghĩ chúng ta cố gắng, ý thức chọn một biểu tượng để mọi người nhìn qua đó dễ phân biệt, cũng là đồng ý nguyện cầu cho Linh Hồn người thân của chúng ta mới qua đời. Cho nên, một đề nghị cũng là ước mong anh chị em chọn một biểu tượng cho phù hợp và cũng là diễn tả niềm xác tín của chúng ta vào đức tin nơi THIÊN CHÚA BA NGÔI.
_Như hình ảnh ‘Bông Hoa Sen Đen’ là một ví dụ, nhiều anh chị em Công Giáo chọn ngay hình ảnh đó để báo tin người thân qua đời. 
_Ban sơ, đối với người dân Việt Nam, hoa Sen mang ý nghĩa biểu tượng nhân văn sâu sắc. Hình ảnh Bông Sen gắn liền với đời sống thôn quê dân dã nhưng vô cùng gần gũi. Gắn liền với sự mạnh mẽ, kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh của người Việt trong sự nghiệp và cuộc sống. 
_Tuy nhiên, do trong tâm niệm Tôn Giáo, nhất là Phật Giáo, Hoa Sen còn mang ý nghĩa tâm linh và Tôn Giáo. Hoa Sen là biểu tượng của sự thuần khiết, trong sáng, không bị vấy bẩn bởi những điều xấu. Sự hình thành của Sen diễn ra theo quy luật nhân quả luân hồi : Sen có cả nụ – hoa – hạt. Hoa Sen nở tượng trưng cho quá khứ, đài Sen tượng trưng cho hiện tại và hạt Sen tượng trưng cho tương lai, tất cả đều là sự nối tiếp liên tục với nhau. 
_Vì vậy, Hoa Sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật Giáo của người Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng thầm kín. Hơn nữa, Đức Phật được mô tả là ngồi trên toà Sen với tư thế “Liên Hoa Toạ” (tư thế Hoa Sen). Chính vì vậy, phần đa đã đồng hóa hình ảnh Hoa Sen với ‘Phật Giáo’.
_Cho nên, chúng ta là những người đã được Lãnh Nhận Phép Rửa Tội và tin vào CHÚA, Người Công Giáo chúng ta cần tế nhị khi chọn hình ảnh đại diện khi có người thân qua đời để tránh sử dụng những hình ảnh đó. Còn về bản chất, chúng ta dùng hình nào cũng được. Nhưng về chiều sâu, góc độ truyền thông hay chiều kích diễn tả Đức Tin, chúng ta nên chọn những hình ảnh diễn tả đúng với ĐỨC TIN CÔNG GIÁO của chúng ta.
_Sau khi tham khảo, Con xin chia sẻ một số mẫu hình với tất cả cộng đoàn để vừa biết tới và cũng để tiện sử dụng.
 CON XIN CẢM ƠN !!!!!!

Sachconggiao.vn

Nguồn bài viết: https://www.facebook.com/groups/hoidapthacmacconggiao/

 


Bình luận


Tin tức khác
» Cha mẹ Công Giáo dạy con chọn bạn trăm năm
» Người Công Giáo và việc sử dụng biểu tượng khi có người thân qua đời
» Những câu Kinh Thánh nói về ngày Tận Thế
» Những lối sống nguy hiểm người Công Giáo cần tránh
» Những bài thơ chữa lành tâm hồn
» Tại sao Thánh Nicolas thành Tolentino trở thành Quan Thầy các linh hồn trong luyện ngục?
» Những cuốn sách giúp chữa lành tâm hồn tổn thương
» Làm thế nào để sống vui lòng Chúa?
» Tự chữa lành tâm hồn bằng cách nào?
» Nguồn gốc và ý nghĩa hội Caritas


Hotline (24/7)

Messages

Chat Zalo

Liên hệ