Tìm hiểu về Bí tích Rửa Tội

Bí tích Rửa Tội là một trong những bí tích quan trọng nhất trong Kitô giáo, được coi là nền tảng của đời sống Kitô hữu

bí tích rửa tội là gì, bí tích rửa tội, bí tích rửa tội được lập khi nào, bí tích rửa tội có cần thiết cho ơn cứu độ không, bí tích rửa tội ban cho chúng ta những ơn nào, bí tích rửa tội có cần thiết không, bí tích rửa tội được thiết lập khi nào, bí tích rửa tội được thực hiện qua dấu chỉ nào, bí tích rửa tội và bí tích thêm sức, bí tích rửa tội cho người lớn, bí tích rửa tội còn được gọi là gì,

Tìm hiểu về Bí tích Rửa Tội

Bí tích Rửa Tội là một trong những bí tích quan trọng nhất trong Kitô giáo, được coi là nền tảng của đời sống Kitô hữu

1. Bí tích Rửa Tội là gì?
Bí tích Rửa tội là Bí tích Chúa Giêsu đã lập. Trong đó, nhờ sự đổ nước và kêu cầu Thiên Chúa Ba Ngôi, người lãnh nhận được tái sinh cách thiêng liêng.

2. Các tên gọi khác nhau của Bí tích Rửa Tội?
Bí tích Rửa Tội ngày nay còn được gọi là Bí tích Thanh Tẩy, là một trong bảy bí tích của Giáo hội Công giáo, Chính thống giáo và Anh giáo. Đây là nghi thức đầu tiên và quan trọng nhất trong đời sống Kitô hữu, đánh dấu sự gia nhập vào cộng đồng Kitô giáo.
Bí tích Rửa tội còn được gọi là Phép dìm: Thời xưa, người lãnh Bí tích này được dìm ba lần trong nước. Hành vi này tượng trưng cho việc được dìm vào trong sự chết của Đức Kitô và sống lại với Người như một thụ tạo mới (x. 2Cr 5,17).
Phép rửa ban ơn Thánh Thần để được tái sinh và đổi mới: Bởi Bí tích này biểu lộ việc được sinh ra bởi nước và Thánh Thần. Nếu không có việc đó thì “không ai có thể vào Nước Thiên Chúa” (Ga 3,5). Ơn soi sáng: Vì người được Rửa tội trở thành “con cái ánh sáng” (Ep 5,8). (GLCG. s. 1214-1216)

Xem thêm: Nước Thiên Chúa ở đâu?

3. Nguồn gốc Bí tích Rửa Tội
Bí tích Rửa Tội có nguồn gốc từ từ “baptizein” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “dìm xuống”. Nghi thức này tượng trưng cho việc người dự tòng chịu mai táng trong cái chết của Đức Kitô và từ đó sống lại với Người, trở thành "thụ tạo mới".

Tìm hiểu thêm về Bí tích Rửa Tội trong Sách giáo lý hội thánh Công giáo được bán tại tủ Sách Thiêng Liêng NHÀ SÁCH CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Sách giáo lý hội thánh Công giáo

4. Ý nghĩa của Bí tích Rửa Tội
Bí tích Rửa Tội mang nhiều ý nghĩa quan trọng:
- Tha tội nguyên tổ và mọi tội riêng: Người lãnh nhận được tha tội nguyên tổ và mọi tội riêng đã phạm trước khi rửa tội.
- Sinh lại vào đời sống mới: Người lãnh nhận trở thành con cái Chúa Cha, chi thể Chúa Kitô và đền thờ Chúa Thánh Thần.
- Sáp nhập vào Hội Thánh: Người lãnh nhận được sáp nhập vào Hội Thánh, tham dự vào chức tư tế của Chúa Kitô
- Ghi dấu ấn thiêng liêng vĩnh viễn: Bí tích này ghi vào linh hồn một dấu ấn thiêng liêng vĩnh viễn, không thể xóa được.

5. Tầm quan trọng của Bí tích Rửa tội?
Là cửa ngõ để dẫn vào các Bí tích khác.
Là điều kiện cần thiết để lãnh các Bí tích khác.
Là yếu tố cần thiết để được cứu độ. (GL. đ. 849)

6. Hiệu quả của Bí tích Rửa Tội: Bí tích Rửa Tội xóa bỏ tội nguyên tổ và các tội cá nhân, ban cho người lãnh nhận ơn thánh sủng và các nhân đức đối thần: tin, cậy, mến. Nó cũng ghi dấu ấn không thể xóa nhòa, làm cho người lãnh nhận trở thành phần tử của Giáo Hội.

Xem thêm: Sách - 266 triều đại giáo hoàng trong dòng lịch sử giáo hội

7. Nghi thức của Bí tích Rửa Tội: Nghi thức Rửa Tội thường bao gồm việc đổ nước lên trán người lãnh nhận và đọc lời: “Tôi rửa con nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần.” Nước tượng trưng cho sự thanh tẩy tội lỗi và ban cho đời sống mới.

bí tích rửa tội cho em bé, bí tích rửa tội ban cho ta những ơn nào, cử hành bí tích rửa tội, chứng chỉ bí tích rửa tội, công thức bí tích rửa tội, ơn của bí tích rửa tội, hiệu quả của bí tích rửa tội, hỏi bí tích rửa tội là gì, hình ảnh bí tích rửa tội, hiệu quả bí tích rửa tội, bài hát về bí tích rửa tội, hình ảnh về bí tích rửa tội,

8. Diễn Tiến của Bí Tích Rửa Tội gồm những gì? (GLHTCG 1234-1243)
Ý nghĩa và ân sủng của bí tích Rửa tội hiện ra rõ ràng nơi các nghi thức cử hành. Bằng một sự tham dự chăm chú và theo dõi các cử chỉ và các lời của việc cử hành, các tín hữu sẽ được khai tâm về các sự phong phú mà bí tích này nói lên và thực hiện nơi mỗi người được rửa tội.

- Thánh giá lúc bắt đầu cử hành, ghi dấu ấn của Chúa Kitô trên con người sắp thuộc về Ngài, và nói lên ân sủng của ơn cứu chuộc mà Chúa Kitô đã thực hiện cho chúng ta trên thập giá.
- Việc loan báo Lời Thiên Chúa thì soi sáng các ứng viên và cộng đoàn bằng chân lý mạc khải, và khơi dậy sự đáp lời của niềm tin là điều không thể tách rời phép Rửa tội. Đúng thế, phép Rửa tội là “bí tích của đức tin” một cách đặc biệt, bởi vì đây là bí tích để bước vào sự sống của đức tin.
- Bởi vì phép Rửa tội giải thoát ta khỏi tội lỗi và ma quỷ là kẻ cám dỗ, cho nên người ta đọc một hoặc nhiều lời trừ tà trên con người của ứng viên. Người này được xức Dầu Dự tòng, hoặc được vị cử hành đặt tay lên đầu, và người dự tòng phát biểu tỏ tường rằng mình từ bỏ Satan. Được chuẩn bị như thế rồi, người dự tòng có thể tuyên xưng đức tin của Giáo Hội, vì phép Rửa tội sẽ uỷ thác người dự tòng( xem Rm 6,17) cho Giáo Hội.
- Khi đó nước Rửa tội được thánh hiến bằng một lời kêu cầu Chúa Thánh Thần xuống (hoặc chính lúc này, hoặc đã làm trong đêm Phục Sinh). Giáo Hội cầu xin Thiên Chúa, nhờ Con của Ngài, hãy sai Thánh Thần xuống trên nước này, để những ai được rửa trong nước này sẽ được “sinh ra bởi nước và Chúa Thánh Thần” (Ga 3,5).
-Sau đó là nghi thức chủ yếu của phép Rửa tội, tức phép Rửa tội theo nghĩa chặt, nói lên và thực hiện sự chết cho tội lỗi và bước vào sự sống của Chúa Ba ngôi, thông qua việc nên giống hình ảnh Chúa Kitô trong Mầu nhiệm Phục Sinh. Phép Rửa tội được thực hiện một cách đầy ý nghĩa qua ba lần dìm mình xuống trong nước rửa tội. Nhưng từ thời thượng cổ, phép này cũng có thể được ban bằng cách rót nước ba lần trên đầu người dự tòng.
-Trong Giáo Hội La-tinh, việc đổ nước ba lần như thế được kèm theo bằng những lời sau đây của thừa tác viên: “(tên)… cha rửa tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
-Việc xức dầu thánh, dầu có pha hương liệu và đã được giám mục thánh hiến, nói lên sự ban Chúa Thánh Thần cho người vừa được rửa tội. Nay người này trở thành một Kitô hữu, nghĩa là đã “được xức dầu”, gia nhập vào Thân Thể Chúa Kitô là Đấng đã được xức dầu để làm tư tế, ngôn sứ và vương đế( xem OBP 62).
-Y phục trắng tượng trưng cho sự người lãnh nhận phép Rửa tội “đã mặc lấy Chúa Kitô” (Gl 3,27): người đó được sống lại với Chúa Kitô.
-Trao cây nến sáng, được thắp lên từ cây nến Phục Sinh, nói lên sự Chúa Kitô soi sáng người tân tòng. Trong Chúa Kitô, những người đã được rửa tội là “ánh sáng thế gian”(Mt 5,14)( Pl 2,15).
-Bây giờ người được rửa tội là con của Thiên Chúa trong Ngôi Con duy nhất. Người đó có thể đọc kinh của các con cái Thiên Chúa: Kinh Lạy Cha.

Youcat

Tìm hiểu thêm về Bí tích Rửa Tội trong Sách Youcat - giáo lý hội thánh Công giáo dành cho người trẻ được bán tại tủ Sách Thiêng Liêng NHÀ SÁCH CÔNG GIÁO VIỆT NAM

 

9. Thực hiện Bí Tích Rửa Tội Tại sao phải đổ nước trên đầu? Đổ nước trên các bộ phận khác của cơ thể có được không?
Nước phải đổ trên đầu, vì đầu tượng trưng cho toàn cơ thể. Đối với những người có tóc dày, Giáo hội khuyên nên đổ nước trên trán, nghĩa là nước phải chạm đến da. Khi đổ nước, phải đổ sao cho chảy thành dòng để chỉ sự tẩy rửa; nếu đổ chỉ vài giọt thôi thì chưa đủ.

10. Nước dùng trong Bí tích Rửa tội là nước gì?
Là nước tự nhiên, như: nước mưa, nước sương, nước lọc, nước khoáng, nước sông, nước suối, nước biển. Những loại khác như nước trái cây, nước dừa, máu… nếu dùng trong Bí tích Rửa tội sẽ không thành sự.

11. Điều kiện để lãnh Bí tích Rửa tội?
Điều kiện chung: Người chưa được rửa tội bao giờ.
Điều kiện riêng:
Đối với người lớn:
Là người sử dụng trí khôn bình thường (từ 7 tuổi trở lên).
Có khả năng tự tuyên xưng đức tin.
Muốn lãnh nhận Bí tích.
Phải học biết giáo lý. Nhưng trong trường hợp nguy tử, chỉ cần có dấu tuyên xưng niềm tin là đủ.
Lãnh Bí tích Thêm sức và Thánh thể liền ngay sau khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội.
Đối với ấu nhi: (từ 0-6 tuổi)
Do cha mẹ xin cha xứ.
Cử hành sau khi em được sinh một vài tuần.
Không rửa tội cho chúng khi cha mẹ không muốn (chỉ rửa tội khi có một trong hai người muốn). Nhưng với trẻ trong trường hợp nguy tử thì rửa tội ngay, dù cha mẹ không muốn (GL. đ. 868).

bí tích rửa tội cho em bé, bí tích rửa tội ban cho ta những ơn nào, cử hành bí tích rửa tội, chứng chỉ bí tích rửa tội, công thức bí tích rửa tội, ơn của bí tích rửa tội, hiệu quả của bí tích rửa tội, hỏi bí tích rửa tội là gì, hình ảnh bí tích rửa tội, hiệu quả bí tích rửa tội, bài hát về bí tích rửa tội, hình ảnh về bí tích rửa tội,

12. Bí tích Rửa tội có cần phải có người đỡ đầu không?
Người được rửa tội cần phải có người đỡ đầu.

13. Trách nhiệm và điều kiện của người đỡ đầu trong Bí tích Rửa tội là gì?
Trách nhiệm của họ là giúp con thiêng liêng sống đạo.

14. Những ai được phép chọn người đỡ đầu?
Nếu người sắp lãnh nhận Bí tích Rửa tội là người trưởng thành, họ tự chọn người đỡ đầu.
Nếu là trẻ em, cha mẹ chúng sẽ chọn người đỡ đầu.

15. Để trở thành người đỡ đầu trong Bí tích Rửa tội, cần có những điều kiện gì?
Người đỡ đầu phải từ 16 tuổi trở lên.
Đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể.
Không mắc vạ tuyệt thông, cấm chế.
Không phải là cha mẹ ruột của đương sự.
Là nam hay nữ hoặc có cả “cha mẹ” đều được.

Giải đáp những thắc mắc về Đạo Công Giáo

Giải đáp những thắc mắc về Đạo Công Giáo – 300 câu hỏi thường gặp nhất đang được bán trong Tủ sách giải đáp thắc mắc Công Giáo tại NHÀ SÁCH CÔNG GIÁO VIỆT NAM

 

16. Tại sao phải lấy tên Thánh khi chịu phép Rửa Tội?
Ðể người chịu phép Rửa Tội có thể noi gương đấng Thánh của mình và được Người chuyển cầu cách riêng trước nhan Thiên Chúa.

17. Rửa tội hồ nghi được cử hành cho ai? Cử hành như thế nào?
Rửa tội hồ nghi được cử hành cho:
Những người từ các Giáo hội Kitô giáo khác (Tin Lành, Anh giáo) mà ta không biết phép rửa họ đã lãnh nhận trong Giáo hội của họ có thành sự hay không
Các trẻ bị bỏ rơi, vô thừa nhận, ta không chắc chúng đã được Rửa tội.
Với các bào thai bị sẩy.
Trong các trường hợp này, Giáo hội sẽ cử hành phép Rửa tội hồ nghi với mẫu thức như sau:
Nếu con chưa được rửa tội, thì cha (ta) rửa con…
Nếu con còn sống thì cha (ta) rửa con…
Lưu ý: Với các bào thai bị sẩy, khi cử hành, ta cần xé bọc nhau thai, đổ nước trên đầu thai nhi đó.

18. Người không lãnh Bí tích Rửa tội có thể được cứu rỗi không?
Những người sau đây dù chưa lãnh Phép rửa nhưng vẫn được cứu rỗi:
Đã Rửa tội bằng máu: là những người chết vì đức tin.
Đã Rửa tội bằng lòng ước ao: là những người dự tòng và cả những người, dưới tác động của ân sủng, dù không biết Đức Kitô cũng như Hội thánh của Người, nhưng đã thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và cố gắng chu toàn thánh ý người.
Riêng với trẻ em chết mà không được Rửa tội, Hội thánh phó thác các em cho lòng nhân từ của Chúa.

19. Ai có thể ban và nhận Bí tích Rửa Tội?: Linh mục thường là người ban bí tích Rửa Tội, nhưng trong trường hợp khẩn cấp, bất kỳ người Kitô hữu nào cũng có thể thực hiện. Bất kỳ ai chưa được rửa tội đều có thể nhận bí tích này, bao gồm cả trẻ em và người lớn.

câu hỏi về bí tích rửa tội, nghi thức cử hành bí tích rửa tội, điều kiện lãnh nhận bí tích rửa tội, tên gọi khác của bí tích rửa tội, bí tích rửa tội người đỡ đầu, bí tích rửa tội bắt nguồn từ đâu, nghi thức bí tích rửa tội, ý nghĩa bí tích rửa tội, lãnh nhận bí tích rửa tội, nguồn gốc bí tích rửa tội, nước trong bí tích rửa tội,

20. Ai có thể làm người đỡ đầu trong Bí tích Rửa tội?   
Luật Giáo Hội đòi hỏi phải có ít nhất một người đỡ đầu cho mỗi trẻ em muốn được rửa tội. Điều 874 Giáo luật quy định người đỡ đầu phải:
Do chính người sắp được Rửa tội chọn, hoặc do cha mẹ trẻ nhỏ chọn, hoặc do cha sở hay thừa tác viên chọn người có khả năng và ý muốn đảm nhận nhiệm vụ này.
Đủ 16 tuổi trọn.
người Công giáo đã được lãnh nhận Bí tích Thêm sức và Bí tích Thánh thể, phải có đời sống xứng hợp với đời sống đức tin và nhiệm vụ phải đảm nhận.
Không mắc một hình phạt của giáo luật đã được tuyên kết hay tuyên bố cách hợp pháp.
Không là cha hoặc mẹ ruột của người sắp được Rửa tội.
Người Đỡ Đầu cần phải nộp giấy cam kết đảm nhận vai trò làm người đỡ đầu và chứng nhận có sổ gia đình trong một giáo xứ. 

21. Người không Công Giáo có thể làm Người Đỡ Đầu trong Bí tích Rửa tội không?
Thưa không, Vai trò người đỡ đầu chỉ dành riêng cho người Công Giáo, vì họ đã tuyên hứa giúp nuôi nấng con trẻ sống trong đức tin Công Giáo. Người Kitô- hữu nhưng không phải là người Công Giáo có thể làm người minh chứng cho bí tích Rửa Tội, nghĩa làm sao có một người công giáo đứng ra giữ vai trò đỡ đầu. Người chưa Rửa Tội bao giờ thì không thể làm người minh chứng hay đỡ đầu. 

Sachconggiao.vn

Bài viết có tư liệu lấy từ nguồn:
https://lavangchurch.org/phung-vu/bi-tich/bi-tich-rua-toi/giao-ly-co-ba%cc%89n-ve-bi-tich-ru%cc%89a-to%cc%a3i/


Bình luận


Tin tức khác
» Những cuốn sách giúp bạn chữa lành tâm hồn tổn thương
» Làm thế nào để sống vui lòng Chúa?
» Tự chữa lành tâm hồn bằng cách nào?
» Nguồn gốc và ý nghĩa hội Caritas
» Những cuốn sách làm thay đổi cuộc đời các thánh
» Nước Thánh là gì?
» Tìm hiểu về Bí tích Rửa Tội
» Những cuốn sách giúp bạn trở nên thánh thiện hơn
» Alleluia nghĩa là gì - Trong mùa Chay, vì sao không hát Alleluia?
» Vì sao người Công Giáo lại làm như vậy?


Hotline (24/7)

Messages

Chat Zalo

Liên hệ