THÔNG TIN SẢN PHẨM: | |
Giá: | 125,000đ |
---|---|
Lượt xem: | 740 |
Thương cho đến cùng – Đời linh mục thừa tác
• Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, PSS
• NXB: Đồng Nai
• Loại bìa: Bìa mềm
• Kích thước: 16 x 24 cm
• Số trang: 464
• Năm xuất bản: 07/2022
Một phần lợi nhuận được dành cho quỹ từ thiện
SÁCH DÀNH TẶNG CHO CÁC LINH MỤC
THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC tổng hợp lại một số đề tài tác giả đã được may mắn chia sẻ với nhiều linh mục đoàn, Chủng viện và Dòng Tu ở Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên Việt Nam. Tập sách THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC , cũng là dấu ấn 50 năm linh mục của chính tác giả, như một di sản tinh thần để lại gợi nhắc một chút kinh nghiệm đời linh mục thừa tác cho các linh mục trẻ, trong tinh thần Giáo Hội Hiệp Hành.
Văn Cương, Sj - Vatican News
Kính thưa quý thính giả,
Tựa đề THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC là một lời cầu nguyện mà chính tác giả tha thiết xin Chúa thương đến tác giả và cũng giúp tác giả thương Chúa cho đến cùng, vì thánh Phaolô đã xác quyết không ai có thể tách biệt tôi ra khỏi tình yêu của Đức Kitô. Lời cầu nguyện tha thiết này còn hướng tới các anh em linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ. Chính vì chiều kích cầu nguyện quan trọng này, tác giả đã hữu ý chen vào các đề tài trình bày những lời cầu nguyện thích hợp, để chúng ta có thể dừng lại cầu nguyện xin thêm năng lượng và ánh sáng cần thiết để tiếp tục hành trình.
Tác giả: Linh mục Micae-Phaolô Trần Minh Huy, Linh mục Xuân Bích Việt Nam, hiện đang hưu dưỡng tại Giáo xứ Kim Long, thuộc Tổng Giáo phận Huế.
Nội dung đề mục: các thách thức cho đời linh mục thừa tác
CÁC THÁCH THỨC CHO ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC hay CÁC KHỦNG HOẢNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC là một đề tài tế nhị, vì vào cuối giai đoạn đào tạo, Bề trên Giáo phận, Chủng viện và Dòng tu đánh giá xác nhận ứng sinh đã đạt được mức độ trưởng thành khả dĩ về nhân bản và thiêng liêng, cũng như khả năng tri thức đòi hỏi để chu toàn sứ vụ mục vụ mới để cho chịu chức linh mục, tức là ứng sinh đã đạt được những đức tính nhân bản và thiêng liêng cần thiết, quân bình tình cảm và tính dục, làm chủ được bản thân, kiên trì chu toàn các cam kết theo bậc sống và thừa tác vụ linh mục, chịu trách nhiệm về mọi hành động và lời nói của mình cho tới cùng, mà tột đỉnh là trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô.
Nhưng được coi là trưởng thành và thật sự trưởng thành toàn diện nhân bản và thiêng liêng là hai thực tại rất khác nhau. Sự trưởng thành này không phải là một thực tại tĩnh đã được kiện toàn chung cục và cố định, mà là một thực tại động và đang trở thành, đang thay đổi theo hướng thăng tiến hoặc thoái hoá: “tiên cũng có khi đọa, thánh cũng có khi lầm”. Theo lý tưởng thì sự trưởng thành ấy sẽ ngày càng được tăng tiến với thời gian và các trải nghiệm cuộc sống. Càng làm linh mục càng trở nên linh mục trưởng thành hơn, đích thực là linh mục như lòng Chúa và Giáo hội mong ước. Song thực tế nơi một số linh mục thì ngược lại, đến nỗi bị phê bình là thiếu nhân bản, vì kiến thức tích lũy nhiều nhưng kinh nghiệm tích lũy chưa có bao nhiêu, nghĩa là có học mà chưa có hành, nhất là mặt nhân bản và thiêng liêng vốn đòi hỏi phải có sự thực hành cá nhân thường xuyên, như định nghĩa của nhân đức là một tập quán tốt. Kinh nghiệm sống tích lũy phải ngang bằng hoặc lớn hơn các kiến thức tích lũy thì phẩm chất tu trưởng thành mới bảo đảm được.
Như vậy, với việc chịu chức, vị tân linh mục chưa phải là một linh mục kiện toàn, mà ngày càng phải trở thành linh mục kiện toàn đích thực, như người ta thường nói “càng sống thừa tác vụ linh mục càng trở nên linh mục hơn”. Tiến trình trở thành này phải kéo dài suốt cả cuộc sống cho đến khi hoàn tất cuộc đời, nhắm mắt xuôi tay về với Chúa. Và tiến trình này có cơ may thành công mà cũng có nguy cơ thất bại, khi đời sống và sứ vụ linh mục diễn ra trong bối cảnh tục hóa và khủng hoảng lạm dụng quyền bính thiêng liêng, lạm dụng lương tâm dẫn tới lạm dụng và vi phạm tình dục của giới giáo sĩ và tu sĩ, thậm chí cả một ít giáo phẩm nữa, mà Giáo hội buộc phải sử dụng các biện pháp nghiêm ngặt không khoan nhượng để giải quyết, bao gồm cả việc sa thải khỏi hàng giáo sĩ.
Những gì đã xảy ra cho người khác, nơi khác cũng có thể xảy ra cho chúng ta ở Việt Nam, nên mỗi người sẽ nỗ lực cùng với Giáo hội, gặp gỡ, lắng nghe và phân định để rút ra bài học đúng đắn cho chính mình, nhìn nhận những thiếu sót lỗi lầm quá khứ, thẩm tra hiện tại hầu hoán cải, canh tân đời sống, quyết tâm để được đào tạo và tự đào tạo, xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, dưới ơn trợ giúp và tác động của Chúa Thánh Thần.
Tóm lại, sự trưởng thành nhân bản và thiêng liêng toàn diện đang trở thành, con người linh mục đang trở thành, sự thánh thiện đang trở thành. Con người không thể tự mình đạt tới các mục tiêu đó cách trọn vẹn được, mà cần có ơn Chúa bằng đời sống nội tâm thiêng liêng, cầu nguyện liên lỉ, kết hiệp mật thiết với Chúa và sự giúp đỡ của mọi thành phần dân Chúa, qua các mối hiệp thông đa dạng trong đời sống và sứ vụ linh mục. Các mối hiệp thông này vừa là phương dược chữa lành các tổn thương hiện tại, vừa là phương thế ngăn ngừa, phòng tránh, cùng xây dựng một đời sống và sứ vụ linh mục hiệu quả và hạnh phúc hơn.
Thái độ cần có của chúng ta là hội nhập bản thân, chứ không bàng quan như nói về ai đó mà thôi, không liên quan gì đến chúng ta. ĐTC Phanxicô nhắc: “Mỗi người chúng ta đều có câu chuyện riêng của mình; mỗi người chúng ta cũng có những sai lầm, tội lỗi, những lúc hạnh phúc và những khi đen tối. Ngày hôm nay là dịp tốt để mỗi người nghĩ đến câu chuyện riêng của mình, và nhìn Chúa Giêsu rồi chân thành lặp đi lặp lại trong thinh lặng: ‘Lạy Chúa, xin nhớ đến con, con muốn sống tốt, muốn nên thánh thiện, nhưng con yếu đuối, con không thể’. Lời hứa của Chúa Giêsu với người trộm lành cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao. Lời ấy nói với chúng ta rằng ơn Chúa bao giờ cũng phong phú hơn lời cầu xin. Chúa rất quảng đại, Người luôn ban cho nhiều hơn điều chúng ta cầu xin. Nào chúng ta hãy cùng nhau lên đường”.
Mục lục
Tác phẩm gồm 4 phần lớn, trong đó:
Phần I: các thách thức cho đời linh mục thừa tác, nơi đây, tác giả đề cập đến những vẫn đề như: những biểu lộ thiếu trưởng thành nhân bản, các cơn khủng hoảng, những gập ghềnh trái ngang về tình cảm tính dục, cơn khủng hoảng gây thiệt hại nhất – nạn lạm dụng tính dục.
Phần II: các giải pháp bởi nỗ lực bản thân: trong đó, tác giả nêu những điều sau: sự trưởng thành toàn diện nhân bản và thiêng liêng, sống trưởng thành các nhu cầu tâm lý căn bản của con người, sống tốt tình bạn khác phái của linh mục, sống triệt để luật độc thân linh mục, sống cao độ bí tích Thánh thể, sống tốt sự vụ giảng lễ, sống tốt Bí tích Giải tội – Bí tích của lòng thương xót,…
Phần III: Giải pháp bởi các tương quan hiệp hành trong Giáo hội, gồm có: hiệp thông hiệp hành nền tảng với Thiên Chúa, hiệp thông hiệp hành phẩm trật với ĐTC và Đấng bản quyền, hiệp thông hiệp hành huynh đệ giữa các linh mục, hiệp hành với dân Chúa trong sứ vụ dưỡng giáo, hiệp hành với thế giới trong sứ vụ truyền giáo.
Phần IV: Đi cho đến hoàn tất, gồm có: những chặng dừng chân quan trọng, những tâm tình thiết yếu, thời gian tìm Chúa hơn công việc của Chúa, chuẩn bị chuyến hành trình cuối cùng.
Tác phẩm “THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC ” dày 464 trang trên khổ giấy 16 x 24 cm, thương yêu không chỉ là cảm tính. Nhưng biến thành hành động. Đặc biệt có suy tư để tìm ra phương dược chữa trị những nguyên nhân gây nên khủng hoảng và đau khổ cho các linh mục hiện nay. Tác giả đã dày công phân tích những nguyên nhân sâu xa từ trong tâm lý đến ngoài xã hội. Từ thiếu đào tạo đến thiếu đồng hành. Từ yếu đuối của xác thịt đến âm mưu sâu xa của ma quỷ. Để rồi đề ra một chương trình chữa trị tận căn. Bằng đời sống nhân bản. Bằng đào tạo trưởng thành tình cảm. Trên hết bằng đời sống thiêng liêng kết hợp với Chúa. Thiết nghĩ, đây sẽ là một cuốn sách hữu ích dành cho quý linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ trên hành trình sống hồng ân thánh hiến.
Thương cho đến cùng – Đời linh mục thừa tác đang được bán tại tủ Sách Thiêng Liêng NHÀ SÁCH CÔNG GIÁO VIỆT NAM
Chúng con rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý từ quý độc giả, khách hàng tại Việt Nam và quốc tế để chúng con ngày càng đem lại chất lượng dịch vụ tốt hơn
Hotline/ Zalo chăm sóc khách hàng của chúng con : 0703.753.740