Nước Thiên Chúa ở đâu?

Nước Thiên Chúa hiện diện ở bất cứ nơi nào mà quyền thống trị của Thiên Chúa được chấp nhận và thực hiện. Điều này có nghĩa là Nước Thiên Chúa có thể hiện diện trong trái tim, tâm trí và linh hồn của mỗi người khi họ sống theo ý Chúa và để Đức Kitô ngự trị trong cuộc sống của họ.

nước thiên chúa, nước thiên chúa là gì, dụ ngôn về nước thiên chúa, thiên chúa sinh ra ở nước nào, thánh ca nước thiên chúa, Nước Thiên Chúa ở đâu

Nước Thiên Chúa ở đâu?

Basileia tou theou (Hy Lạp) hay Regnum Dei (Latin) có nghĩa là “Nước Thiên Chúa”, và đây là một chủ đề nhất quán. Cụm từ “Nước Thiên Chúa” được Chúa Giêsu nhắc đến ít nhất 50 lần trong các Tin Mừng, và gần 100 lần trong toàn bộ Tân Ước. Đây phải là một ý tưởng quan trọng mới được đề cập thường xuyên đến vậy.

Khi Chúa Giêsu phán rằng “Nước Thiên Chúa đã đến gần” trong Maccô 1,15, Ngài không nói về một vương quốc trên mặt đất, một lãnh thổ hay một nơi chốn mà chúng ta đã biết. Thay vì bị giới hạn ở một vị trí địa lý, Nước Thiên Chúa là bất cứ nơi nào Triều Đại của Thiên Chúa hiện hữu. Bất cứ nơi nào những người nam nữ chấp nhận quyền thống trị của Thiên Chúa, nghĩa là, cho phép Đức Kitô ngự trị trong trái tim họ và để chính mình được ý Chúa cai trị thay vì ý riêng, thì Nước Thiên Chúa hiện diện.

Nước Thiên Chúa có thể được loại suy với đế quốc Rôma nếu chúng ta mô tả đế chế này không theo phương diện địa lý nhưng theo luật lệ, văn hoá Rôma, những con đường Rôma, tiếng Rôma (Latinh), tiền tệ Rôma, v.v…, trên khắp Đế quốc. Ranh giới lãnh thổ là những phác họa nhân tạo. Tương tự như vậy, Nước Thiên Chúa không chỉ giới hạn ở thiên đàng, nhưng là bất cứ nơi đâu và ở mọi nơi Vương Quyền Thiên Chúa được đón nhận. Hoả ngục là nơi mà tất cả những người ở đó đều không chấp nhận quyền thống trị của Thiên Chúa.

Nước Thiên Chúa ở trong con tim, tâm trí, và linh hồn chúng ta. Vào thời Chúa Giêsu rảo bước trên mặt đất này cách đây hai ngàn năm, người ta đang trông đợi một Đấng Cứu Thế trần tục hay chính trị, người sẽ khôi phục sức mạnh vương đế của Giêrusalem và Vương Quốc Israel, tương tự như thời Vua Đavít và Vua Solomon. Đức Kitô đã không đến để thành lập một vương quốc trần gian mà là một vương quốc thuộc linh.

Cụm từ “Nước Cha trị đến” trong Kinh Lạy Cha nói đến hai cuộc giáng lâm của Đức Kitô. Về mặt lịch sử, Chúa Giêsu đã đến hai ngàn năm trước và thiết lập vương quốc của Ngài trong lòng tất cả những ai chịu phép rửa. Về mặt cánh chung học, (một từ thần học ưa thích có nghĩa là “tận thế” hay “thế mạt”), đó sẽ là cuộc giáng lâm lần hai của Chúa Kitô. Lúc ấy, ác thần và những ai chọn triều đại của nó sẽ bị quăng vào địa ngục, không bao giờ thoát ra được nữa. Người công chính, những ai đã chọn vương quyền của Thiên Chúa sẽ ở với Ngài mãi mãi. Kinh Lạy Cha nhắc nhở chúng ta thế giới sẽ kết thúc, đó là Ngày Phán Xét và Ngày Tính Sổ. Những kẻ cai trị thế giới này sẽ xem thấy ai mới là người thực sự nắm giữ quyền thống trị. 

Xem thêm: Ý nghĩa của các tầng địa ngục trong Thần Khúc của Dante

nước thiên chúa, nước thiên chúa là gì, dụ ngôn về nước thiên chúa, thiên chúa sinh ra ở nước nào, thánh ca nước thiên chúa, Nước Thiên Chúa ở đâu

Truyện ngắn: NƯỚC CHÚA Ở ĐÂU ?

Thầy trợ sĩ nọ đã sống nhiều năm êm đềm hạnh phúc trong một tu viện cổ xưa. Hằng ngày, thầy làm các công việc lặt vặt trong nhà, phuc vụ cộng đoàn với lòng nhiệt thành và phấn khởi. Hôm ấy, khi thầy đang rửa mớ chén bát, một thiên thần hiện đến và nói:
“Chúa sai tôi đích thân đến nói với thầy rằng thời gian của thầy đã mãn. Thầy được gọi vào Vương Quốc vĩnh cửu của Thiên Chúa.”
Thầy trợ sĩ tươi cười trả lời:
“Ồ, thật thú vị. Tôi thật sự sung sướng vì Chúa nhớ đến tôi. Nhưng, thiên thần ơi, ngài thấy đó, còn rất nhiều chén đĩa chưa rửa, tôi không thể bỏ đi ngay bây giờ được. Chắc ngài cũng thấy rằng tôi thật có lỗi với các anh em mình nếu bỏ ngang công việc còn dang dở này mà biến mất. Có lẽ Chúa cũng vui lòng cho phép tôi bước vào sự sống đời đời trễ hơn một chút, khi tôi đã rửa xong mớ chén đĩa này.”
Thiên thần nhìn vào đôi mắt thầy trợ sĩ, đầy thông cảm:
“Thầy có lý. Tôi sẽ cố gắng chuyển đạt nguyện vọng của thầy đến Chúa.”
Rồi thiên thần biến mất. Thầy trợ sĩ tiếp tục rửa chén và làm các công việc thường ngày khác của mình.
Bữa khác, thầy trợ sĩ đang nhổ cỏ và cuốc đất trong vườn thì thiên thần lại hiện đến. Thầy huơ huơ lưỡi cuốc về phía đám cỏ trước mặt mình, nói với thiên thần:
“Cỏ mọc um tùm thế kia, chắc Vương Quốc vĩnh cửu của Thiên Chúa có thể chờ tôi thêm chút nữa.”
Thiên thần mỉm cười, biến đi. Thầy trợ sĩ tiếp tục nhổ sạch đám cỏ, chăm bón các cây trồng, và làm những công việc thông thường khác mà bấy lâu nay thầy vẫn làm trong vườn.
Buổi chiều nọ, thầy đang chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện, thiên thần lại xuất hiện. Thầy vừa đưa thuốc và nước uống cho một bệnh nhân bị sốt cao, vừa nói với thiên thần:
“Ngài thấy rõ đó, còn rất nhiều bệnh nhân chờ tôi chăm sóc chiều nay…”
Thiên thần lại mỉm cười và biến đi.
Tối hôm ấy, thầy trợ sĩ về nhà, ngả lưng trên chiếc giường đơn sơ của mình, mỏi mệt sau một ngày làm việc cần cù. Thầy nhớ lại những lần thiên thần hiện đến với mình và việc mình xin khất hẹn hết lần này đến lần khác. Bất chợt, thầy cảm thấy mình già yếu và vô cùng mệt mỏi. Thầy quì xuống bên giường và bắt đầu cầu nguyện:
“Lạy Chúa, giờ đây xin Chúa sai thiên thần của Chúa đến với con. Lần này con sẽ không khất nữa đâu.”

Ngay tức thì, thầy thấy thiên thần hiện ra đứng bên cạnh mình. Thầy nói với thiên thần:
“Lần này, nếu ngài đưa tôi đi, tôi hoàn toàn sẵn sàng để đi với ngài vào Vương Quốc của Thiên Chúa.”
Thiên thần nhìn sâu vào đáy mắt thầy trợ sĩ, mỉm cười:
“Thế bấy lâu nay thầy nghĩ là thầy đang sống ở đâu?”
(Albert Schweitzer)

Sachconggiao.vn

Bài viết có tư liệu lấy từ nguồn:
https://giaoxutanviet.com/nuoc-chua-o-dau/
https://sjjs.edu.vn/cau-hoi-185-nuoc-thien-chua-o-dau/


Bình luận


Tin tức khác
» Những cuốn sách giúp bạn chữa lành tâm hồn tổn thương
» Làm thế nào để sống vui lòng Chúa?
» Tự chữa lành tâm hồn bằng cách nào?
» Nguồn gốc và ý nghĩa hội Caritas
» Những cuốn sách làm thay đổi cuộc đời các thánh
» Nước Thánh là gì?
» Tìm hiểu về Bí tích Rửa Tội
» Những cuốn sách giúp bạn trở nên thánh thiện hơn
» Alleluia nghĩa là gì - Trong mùa Chay, vì sao không hát Alleluia?
» Vì sao người Công Giáo lại làm như vậy?


Hotline (24/7)

Messages

Chat Zalo

Liên hệ