Nguồn gốc lễ kính các tổng lãnh thiên thần Micael, Gabriel và Raphael

Thánh lễ kính các tổng lãnh thiên thần Micael, Gabriel và Raphael bắt nguồn từ lễ thánh hiến đền thờ Micael trên đường Via Salaria ở Roma.

Nguồn gốc lễ kính các tổng lãnh thiên thần Micael, Gabriel và Raphael

Thánh lễ kính các tổng lãnh thiên thần Micael, Gabriel và Raphael bắt nguồn từ lễ thánh hiến đền thờ Micael trên đường Via Salaria ở Roma. Việc kính nhớ Thánh Gabriel (24/3) và Raphael (24/10) được thêm vào niên lịch Giáo Hội La Mã trong năm 1921. Vào năm 1970, khi duyệt lại niên lịch, Giáo Hội đã đưa ngày lễ kính hai vị vào chung một ngày với Thánh Micael.

Ngày 29/9 cùng với tổng lãnh thiên thần Micael, Hội Thánh mừng chung hai vị tổng lãnh thiên thần Gabriel và Raphael.

Theo Thánh Kinh, có rất nhiều thiên thần và chia thành nhiều phẩm trật. Các ngài là “những thần khí chuyên lo phục vụ, được sai đi giúp ích những người sẽ thừa hưởng phần rỗi. Các ngài lập thành một thế giới huyền nhiệm ở ngoài lãnh vực tri giác thông thường của chúng ta". Giáo huấn của Giáo hội về thế giới thần thiêng rất giản dị và không thay đổi, là có một thế giới, trong đó gồm có cả thần lành và thần dữ ảnh hưởng đến thế giới chúng ta. Trong kinh Tin Kính, chúng ta vẫn tuyên xưng rằng Thiên Chúa tạo dựng “muôn vật hữu hình và vô hình". Các ngài lập thành một thế giới huyền nhiệm ở ngoài lãnh vực tri giác thông thường của chúng ta".

Còn về ảnh hưởng của thế giới vô hình, của các thần thiêng đối với chúng ta, chỉ cần nhớ lại biến cố cám dỗ Eva tại vườn địa đàng và biến cố truyền tin cho Đức Mẹ. Trong lịch sử như Thánh Kinh trình bày, thế giới thần thiêng được tỏ lộ trong bối cảnh những thiên thần đến thế giới này để thi hành thánh ý Thiên Chúa hay để truyền đạt lời Chúa cho loài người. Thiên thần theo nguyên ngữ là sứ giả. Thánh Gregoriô thu nhặt nhiều đoạn khác nhau để xếp các thiên thần thành 9 phẩm.

Tổng lãnh thiên thần là ai, Tổng lãnh Thiên thần mạnh nhất, Các Tổng lãnh thiên thần, Có bao nhiều Tổng lãnh Thiên thần, tổng lãnh thiên thần, 3 tổng lãnh thiên thần, tổng lãnh thiên thần gồm những ai, các tổng lãnh thiên thần của chúa, các tổng lãnh thiên thần trong kinh thánh, hình tổng lãnh thiên thần,

Xem thêm: Sách - Giáo lý hội thánh Công Giáo

Riêng phẩm tổng lãnh được 1Tx 4,16 nhắc đến. Nhưng Thánh Kinh chỉ nêu tên 3 vị tổng lãnh là: Micael, Gabriel, và Raphael mà thôi. Nhắc đến tên các ngài, chúng ta cũng cần phải ghi nhớ lời dặn dò của thánh Grêgôriô Cả: “Tên các thiên thần là danh xưng chỉ các chức phận chứ không chỉ bản tính". Micael để có nghĩa là “ai bằng Thiên Chúa". Gabriel có nghĩa là “uy lực của Thiên Chúa". Raphael có nghĩa là "thầy thuốc của Thiên Chúa". Lần dở lại Thánh Kinh, chúng ta sẽ thấy rõ phận vụ mỗi đấng thực hiện và dĩ nhiên các phận vụ ấy liên quan đặc biệt đối với loài người chúng ta. Thiên Chúa dựng nên các thiên thần để phục vụ Chúa và đi sứ trong nhiều việc như ta đã thấy. Mặc dầu ta không nhìn thấy các thiên thần, nhưng không phải vì thế mà không có các thiên thần vì các ngài thiêng liêng, ta không thấy được. Trừ ra khi Chúa cho thấy.

Tổng lãnh thiên thần là ai, Tổng lãnh Thiên thần mạnh nhất, Các Tổng lãnh thiên thần, Có bao nhiều Tổng lãnh Thiên thần, tổng lãnh thiên thần, 3 tổng lãnh thiên thần, tổng lãnh thiên thần gồm những ai, các tổng lãnh thiên thần của chúa, các tổng lãnh thiên thần trong kinh thánh, hình tổng lãnh thiên thần,

Xem thêm: Sách - Thiên Chúa là ai?

Tổng lãnh thiên thần là thiên thần ở cấp cao hơn các thiên thần và được sai đi cho những việc cao trọng cả thể. Mỗi một tổng lãnh thiên thần nói trên đều có một nhiệm vụ đặc biệt trong Kinh Thánh: Thánh Micael bảo vệ; Thánh Gabriel truyền tin; Thánh Raphael hướng dẫn. Trước đây người ta tin rằng những biến cố không thể giải thích được là do hành động của các thực thể thần linh, nhưng ngày nay khoa học có cái nhìn và cảm nhận khác biệt về nguyên nhân và hậu quả. Tuy nhiên, người tín hữu vẫn cảm nhận được sự bảo bọc, sự liên hệ và sự hướng dẫn của Thiên Chúa trong những phương cách không thể giải thích được. Chúng ta không thể coi thường vai trò của các thiên thần.

Người Do thái vẫn coi Tổng lãnh thiên thần Micael là đấng bảo trợ. Trong Kitô giáo, ngài cũng là đấng bảo trợ đặc biệt của Giáo hội trong những lúc khó khăn. Chúng ta coi ngài là đấng thống soái đạo binh trên trời, dựa theo lời kể của thánh Gioan: “Một cuộc chiến dữ dội xảy ra trên trời, tổng lãnh thiên thần Micael cùng với các đồng bạn giao chiến cùng con Mãng xà. Con Mãng xà và các đồng đảng chống lại mãnh liệt. Song chúng không sao thắng nổi và chúng mất địa vị trên trời. Con Mãng xà lớn tức là con rắn xưa kia, thường gọi là ma quỉ hay là Satan. Kẻ lừa dối thiên hạ, bị quăng xuống đất cùng với đồng đảng của nó” (Sách Khải Huyền chương 12, câu 7-9).

Tìm hiểu thêm về Sách Khải Huyền qua sách 101 câu hỏi và giải đáp về sách Khải huyền

sách khải huyền do ai viết, sách khải huyền trong tiếng anh, sách khải huyền trong tiếng anh là gì, sách khải huyền dịch tiếng anh, tác giả sách khải huyền là ai, sách khải huyền bao gồm, bài trích sách khải huyền, bài giảng sách khải huyền, bí ẩn sách khải huyền, nội dung sách khải huyền, sách khải huyền gọi chúa giêsu bằng danh hiệu nào, sách khải huyền của thánh gioan,
 
 
“Mỗi khi cần biểu dương sức mạnh diệu kỳ, sứ thần Micael liền được phái đến, ngõ hầu nhờ công việc và tên gọi của ngài, người ta hiểu rằng: không ai có thể làm được những công việc mà chỉ Thiên Chúa mới làm được. Do đó, tên địch thủ xa xưa, kiêu căng đòi đồng hàng với Thiên Chúa, đã nói rằng: ta sẽ lên trời cao, ta sẽ nâng bệ ta lên các vì sao, ta sẽ nên giống Đấng tối cao, thì vào lúc tận thế, trước khi bị cực hình đời đời, hắn sẽ phải giao chiến với Tổng lãnh thiên sứ Micael, như thánh Gioan đã viết: “Đã xảy ra trận chiến với tổng lãnh Micael"

Tổng lãnh thiên thần Gabriel: Tên Gabriel có nghĩa là “sức mạnh của Thiên Chúa". Chính Đức Gabriel đến dạy cho tiên tri Đaniel biết Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra trong vòng 70 tuần năm (Đn 9,21), chính đức Gabriel đã hiện đến báo tin cho thầy cả Zacaria biết người sẽ sinh đặng một con trai và đặt tên là Gioan. Trong Phúc Âm thánh Luca có ghi lại: "Một thiên thần hiện đến đứng bên bàn thờ” trong đền thờ Giêrusalem. Ông Zacaria thấy thì sợ quá, song thiên thần bảo ông đừng sợ. Chúa Trời đã nhận lời ông cầu nguyện, sẽ cho ông sinh được một con trai, phải đặt tên cho nó là Gioan, con trẻ sẽ nên sự vui mừng cho mọi người, con trẻ sẽ nên trọng trước mặt Thiên Chúa, sẽ dẫn dắt nhiều người trở về cùng Thiên Chúa”. “Ta là thiên thần Gabriel, hằng đứng trước mặt Thiên Chúa, và chính Thiên Chúa đã sai ta đến để báo tin mừng này cho ông" (Lc 1,11-19).

Xem thêm: KINH THÁNH TÂN ƯỚC (mini)

KINH THÁNH TÂN ƯỚC (mini) đang được bán tại tủ Sách Kinh Phụng Vụ NHÀ SÁCH CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Sau hết Đức Gabriel đã nhận sứ mạng đến truyền tin cho Đức trinh nữ Maria ở Nazareth để cho biết việc Thiên Chúa chọn Đức Mẹ làm Mẹ Chúa Cứu Thế (Lc 1,23).

Ngài được gọi là “Sức mạnh của Thiên Chúa", bởi lẽ ngài đến loan báo Đấng thương xuất hiện trong thân phận khiêm tốn, để phá tan sức mạnh ma quỷ. Do đó phải nhờ “Sức mạnh của Thiên Chúa" loan báo Đấng sẽ đến là Cứu Chúa uy hùng và mạnh mẽ trong chiến trận.

Tổng lãnh thiên thần Raphael là một trong bảy vị tổng lãnh hầu cận trước nhan Thiên Chúa. Ngài đã thực hiện phận vụ hướng dẫn, giúp đỡ trong câu chuyện Tobia: “Ông Tobia, thuộc chi họ Neptali bị bắt làm tôi mọi bên nước Assyria vì dân Do Thái thua giặc. Thời gian ở đất khách quê người, Tobia giữ lòng trung thành làm tôi Chúa. Ông giúp chôn cất những những người anh em Do thái bị giết vứt ngoài đường phố Ông bị tai nạn làm cho mù đôi mắt, từ ngày ấy gia đình rơi vào cảnh túng thiếu, ông mới bảo con trai cũng có tên là Tobia đi đến nhà ông Gabelo ở xứ Mêdes, đòi lại số tiền mà trước kia ông đã cho ông Gabelo mượn. Tobia con sẵn sàng vâng lời, nhưng không biết đường đi, thì Tổng lãnh thiên thần Raphael mượn hình một thanh niên đến nhận trách nhiệm dẫn đường cho Tobia con đi.

Dọc đường thiên thần Raphael cứu Tobia khỏi cá nuốt. Tới nơi, thiên thần nói giúp cho Tobia cưới được Sara làm vợ, và đòi được nợ cho Tobia. Mọi sự xong, thiên thần dẫn đưa Tobia con về quê nhà bình an.

Tổng lãnh thiên thần là ai, Tổng lãnh Thiên thần mạnh nhất, Các Tổng lãnh thiên thần, Có bao nhiều Tổng lãnh Thiên thần, tổng lãnh thiên thần, 3 tổng lãnh thiên thần, tổng lãnh thiên thần gồm những ai, các tổng lãnh thiên thần của chúa, các tổng lãnh thiên thần trong kinh thánh, hình tổng lãnh thiên thần,

Xem thêm: Truyện Tranh Kinh Thánh Cho Thiếu Nhi

Ngài còn dạy Tobia con lấy mật cá mà xức mắt cho cha để mắt được sáng trở lại... Cha con ông Tobia vui mừng quá sức vì thấy ơn cả thể nhờ thiên thần giúp đỡ: đòi được nợ, con cưới vợ, ông hết đui mù, nên cha con ông Tobia định lấy phân nửa số tiền đòi được để đền ơn cho người thanh niên tốt lành đã dẫn đường cho con mình. Khi ấy thiên thần mới tỏ mình ra cho hai cha con ông Tobia biết mình là thiên thần ở trên trời được Chúa sai đến để giúp gia đình ông. Nói đoạn, thiên thần biến đi...".

Trong chuyện này thiên thần Raphael xuất hiện để dẫn dắt con ông Tobit là Tobia qua những cuộc mạo hiểm dị thường mà sau cùng dẫn đến một kết quả thật tốt đẹp: Tobia kết hôn với Sara, ông Tobit được chữa khỏi mù mắt và tài sản của gia đình ông được hồi phục, sau khi ngài giữ gìn trẻ Tobia trong một cuộc hành trình xa và khi được chữa lành cho Tobia cha được sáng mắt.

Raphael có nghĩa là “Thầy thuốc của Thiên Chúa" Trong vô số thiên thần tốt lành chúng ta chỉ biết được tên của ba đấng mà thôi là: Micael, Raphael, và Gabriel. Kẻ nhân đức hãy vững lòng tin cậy Chúa. Khi cần Chúa sẽ sai thiên thần đến giúp đỡ chúng ta. Trong Tân ước, tổng lãnh thiên thần Raphael được đồng hoá với vị thiên thần đã khuấy nước trong hồ gần Giêrusalem và ai xuống hồ trước tiên khi nước mới sủi lên, thì mắc bệnh tật gì bất cứ đều được khỏi (Ga 5,1-4).

Lạy Chúa là Đấng thương xót vô song, Chúa đã muốn cho thiên thần và người thế cộng tác vào chương trình cứu độ. Xin cho các thiên thần đang phục vụ Chúa trên trời cũng luôn luôn phù hộ chúng con ở dưới đất.

Bài đọc (Đn 7,9-10.13-14) ghi lại giấc mộng của Đaniel để trình bày lịch sử thế giới Vương quốc Thiên Chúa. Đối với Đaniel lịch sử thế giới được xem như quyền lực của sự ác bị khống chế bởi quyền lực Con Người, Đấng ngự giá mây trời mà đến (Đn 7,13-14). Đức Giêsu thích áp dụng kiểu nói “Con Người” vào chính bản thân mình. Kiểu nói này vừa nói lên sự thấp hèn về mặt nhân tính, vừa nói lên sự cao cả về mặt thiên tính. Bài này được chọn đọc trong thánh lễ kính các Tổng lãnh thiên thần vì có đề cập đến nhiệm vụ của các thiên thần đối với Thiên Chúa: “có hàng ngàn kẻ phụng sự Người và muôn muôn vàn kẻ chầu chực Người"

Tìm hiểu thêm sách Đaniel qua Kinh Thánh Tân Ước & Cựu Ước Lời Chúa cho mọi người

(Kinh Thánh Tân Ước & Cựu Ước đang được bán tại tủ Sách Kinh Phụng Vụ NHÀ SÁCH CÔNG GIÁO VIỆT NAM)

Bài Tin Mừng ghi lại cuộc đối thọai giữa Chúa Giêsu và Nathanael để trình bày về thân thế và sứ vụ của Chúa Giêsu: “Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel". Bài này được đọc trong thánh lễ mừng kính các Tổng lãnh thiên thần vì có nói đến các thiên thần Chúa phục vụ Con Người "các ngươi sẽ thấy trời mở ra và các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người"

Suy niệm về ý nghĩa các tổng lãnh thiên thần cũng như về các bài đọc trong phần phụng vụ lời Chúa trong thánh lễ hôm nay, chúng ta có thể nhận ra rằng: Phụng vụ ở dưới thế làm cho chúng ta hợp nhất với phụng vụ mà các thiên thần cử hành trên trời: Không những “chúng ta hợp tiếng với các thiên thần mà tạ ơn chúc tụng “Chúa là Đấng Thánh" đồng thời lấy lễ hy sinh dâng lên mà nài xin các ngài đem lên bàn thờ Thiên quốc “

Mừng kính các tổng lãnh thiên thần hôm nay, chúng ta hướng về các ngài mà tạ ơn lòng nhân hậu của Thiên Chúa: Tổng lãnh thiên thần Micael: "Ai bằng Thiên Chúa" chúng ta giục lòng tin Thiên Chúa là Chúa duy nhất để nhờ đó chúng ta biết quy hướng mọi sự về Chúa

Tổng lãnh thiên thần Gabriel: "Uy lực của Thiên Chúa" chúng ta giục lòng cậy trông nơi Thiên Chúa quyền năng để nhờ đó chúng ta biết lệ hướng về Chúa trong mọi sự

Tổng lãnh thiên thần Raphael: "Linh dược của Thiên Chúa cứu giúp” chúng ta giục lòng mến Chúa hằng yêu thương cứu giúp ta để nhờ đó chúng ta biết sống gắn bó với Chúa trong mọi nơi, mọi lúc và mọi việc chúng ta làm.

Sachconggiao.vn

Bài viết có tư liệu lấy từ nguồn: 
Sách Hạnh tích Các Thánh theo lịch phụng vụ.

 


Bình luận


Tin tức khác
» Những hình ảnh về Đức Mẹ Maria trên thế giới
» Nguồn gốc và ý nghĩa lời kinh nguyện Giêsu-Maria-Giuse
» Danh ngôn về Đức Mẹ Maria
» Vì sao chúng ta mừng lễ Giáng Sinh ngày 25 tháng 12?
» Con tàu Noah có thật không?
» Nguồn gốc lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội
» Giải đáp thắc mắc về Mùa Vọng
» Làm thế nào để trẻ yêu thích tham dự Thánh Lễ?
» Cầu nguyện gì trong đêm Giáng Sinh
» EMMANUEL có ý nghĩa gì?


Hotline (24/7)

Messages

Chat Zalo

Liên hệ