Nguồn gốc và ý nghĩa lời kinh nguyện Giêsu-Maria-Giuse

Lời kinh nguyện "Giêsu-Maria-Giuse, con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn" không chỉ là một phương tiện cầu nguyện mà còn là biểu tượng của tình yêu và lòng trung thành với Chúa.

Nguồn gốc lời kinh nguyện Giêsu-Maria-Giuse
Lời kinh nguyện "Giêsu-Maria-Giuse, con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn" có nguồn gốc từ những lần hiện ra của Chúa Giêsu với nữ tu Consolata Betrone, một nữ tu ở Tertona, Ý, trong những năm 1934-19462. Chúa Giêsu đã khuyến khích chị Consolata đọc lời nguyện này liên tục và nhấn mạnh rằng mỗi lần đọc lời nguyện này sẽ giúp cứu rỗi một linh hồn. Lời nguyện này đã trở thành một phương tiện quan trọng để thể hiện tình yêu và lòng trung thành với Chúa, cũng như cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện Ngục.

Lần đầu tiên, Chúa Giêsu căn dặn chị Consolata.
“Cha chỉ xin con một kinh Mến Yêu liên lỉ: “GIÊSU – MARIA – GIUSE, Con Mến Yêu, Xin Cứu Rỗi Các Linh Hồn”.
“Hỡi Consolata, con hãy yêu mến Cha! Con sẽ làm cha sung sướng, khi con đọc kinh ấy. Con hãy nhớ rằng chỉ đọc một kinh này đủ định đoạt phần rỗi muôn đời của một linh hồn. Bởi vậy con phải tập biết ân hận mỗi khi con bỏ đi một lần không đọc “GIÊSU – MARIA – GIUSE, Con Mến Yêu, Xin Cứu Rỗi Các Linh Hồn”.

Xem thêm: Các danh hiệu - tước hiệu của Chúa Giêsu Kitô

Chúa Giêsu nhắc đi nhắc lại nhiều lần lời hứa đầy an ủi này là: “Hỡi con đừng để thời giờ trôi qua vô ích, bởi lẽ mỗi một kinh MẾN YÊU làmột linh hồn đấy, con ạ…”
Ngày 10-10-1935. Rất Thánh Trinh Nữ cho chị biết về giá trị của Kinh này: “Chỉ trên Thiên đàng, con mới thấy giá trị phong phú của nó đối với các linh hồn”.
Chúa Giêsu hết lòng mong muốn lời kinh vắn tắt này được dâng lên không ngừng, hàng chục hàng trăm lần mỗi ngày, Ngài tỏ ý muốn ấy cánh rõ ròng ngày 15-10-1934: “Hỡi Consolata, Cha có quyền trên con, nên Cha muốn con đọc không ngừng: “GIÊSU – MARIA -GIUSE, Con Mến Yêu, Xin Cứu Rỗi Các Linh Hồn”. Nó phải là lời kinh mỗi sáng và cũng là câu kinh cuối cùng của mỗi đêm. Cha muốn như vậy.
Trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, 6-9-1936 Ngài đã nhắc lại lời hứa với Chị là: “Quả đúng tất cả mọi giải quyết đều được gồm tóm trong kinh MẾN YÊU này. Nhờ nó Cha sẽ trao cho con chiến thắng ớ Tây Ban Nha để thế giới biết Cha yêu thích kinh MẾN YÊU liên lỉ ngần nào”.
Kinh MẾN YÊU này cũng có giá trị đền tội (8-10-1935): “Cha chẳng muốn con ngâm nga nhiều kinh, bởi lẽ tác dụng TÌNH YÊU thì phong phú hơn. Chỉ một: “GIÊSU – MARIA – GIUSE, Con Mến Yêu, Xin Cứu Rỗi Các Linh Hồn”, đủ đền bù ngàn lời lộng ngôn. Một lần khác ngài tỏ rõ sở thích của mình: “Hỡi Consolata, con đem đặt trên giá cân; một bên tất cả những việc làm đạo đức trong suốt ngày và bên kia một ngày trôi qua với duy một kinh “MẾN YÊU” nhưng liên tục, Cha sẽ chuộng giá cân sau hơn tất cả mọi lễ dâng khác”.
Để giúp Chị mừng lễ Đức Mẹ Vô nhiễm (1935). Chúa Giêsu đã khuyên chị: “Con sẽ làm tuần cửu nhật nao dâng cho Mẹ Cha? Này, con hãy dâng cho Người một kinh đọc không ngừng “GIÊSU – MARIA – GIUSE, Con Mến Yêu, Xin Cứu Rỗi Các Linh Hồn”. Vì như vậy là dâng cho Người tất cả rồi đấy”.
Còn về những kinh phụ thêm vào luật định Chúa dạy Chị (12-12-1935): “Cha thích con đọc kinh MẾN YÊU này hơn mọi kinh”. Ngài đã giải thích thêm cho Chị rằng lời cầu xin cho các linh hồn trong kinh này bao gồm tất cả các linh hồn (20-06-1940): “GIÊSU – MARIA – GIUSE, Con Mến Yêu, Xin Cứu Rỗi Các Linh Hồn”, hàm chứa tất cả các Đẳng Linh Hồn trong luyện ngục cũng như hết các linh hồn trong Giáo Hội chiến đấu; các linh hồn tội lỗi cũng như các linh hồn vô tội, những người hấp hối,những kẻ vô thần…”
Chính Chúa Giêsu giới thiệu và bảo đảm giá trị giáo lý của kinh MẾN YÊU liên lỉ này (16-11-1935): “Nếu tạo vật nào thành tâm muốn yêu mến Cha và biến đổi họ từ sớm mai cho đến chiều tối thành một kinh MẾN YÊU độc nhất – lẽ dĩ nhiên với tất cả tấm lòng Cha sẽ sẵn sàng chấp nhận mọi điên dại vì linh hồn này, con hãy ghi nhớ lời này”.
Vì thế phải yêu mến không ngừng với tất cả tấm lòng. Linh hồn có thể sẽ không nếm thấy cái hương vị ngọt ngào của nó. Nhưng linh hồn chỉ cần mến yêu là đủ rồi.

Xem thêm: Sách Giáo lý Hội thánh Công Giáo

Ý nghĩa Thánh Danh Giêsu- Maria-Giuse

Thánh Danh Chúa Giêsu - Yeshua
Trong tiếng Do Thái, Yeshua là viết tắt của tên Jehoshua, được ghép bởi hai từ: Từ đầu tiên "Jeho" phát xuất từ danh xưng Yahweh - nghĩa là Thiên Chúa; và từ thứ hai "shua" phát xuất từ động từ ‘cứu độ’. Vậy, tên Giêsu theo nghĩa đen có nghĩa là "Thiên Chúa là sự cứu độ" hay "Thiên Chúa cứu độ".

Thánh Danh Đức Mẹ Maria - Marja
Danh xưng Maria có nguồn gốc Ai Cập - Do Thái. Thường dùng để đặt tên cho những trẻ nữ do cha mẹ lớn tuổi sinh ra, danh xưng Marja có hai phần: phần đầu tiếng Ai Cập "Mar" có nghĩa là yêu quý; và phần hai là "ja" - viết tắt của chữ Do Thái “Yahweh - Thiên Chúa”. Như vậy Maria có nghĩa là "Yêu Chúa" hoặc "Được Chúa yêu quý".

Thánh Danh Thánh Cả Giuse - Yosef
Giuse - tiếng Do Thái Yosef - là một danh xưng trong Kinh thánh, gồm có: từ Jo - rút gọn của từ Jeho, Yahweh - Thiên Chúa; và sef, viết tắt của động từ jasaf, có nghĩa là “gia tăng”. Như vậy, danh xưng này có nghĩa là “Thiên Chúa gia tăng phúc lành”.

Mỗi lần tha thiết kêu cầu Thánh danh cực trọng “Giêsu – Maria – Giuse”, chúng ta nâng tâm hồn lên cùng Đức Giêsu là “Thiên Chúa cứu độ”, con của Đức Maria – Đấng luôn được Chúa yêu quý, cùng với Thánh cả Giuse – Đấng luôn được Thiên Chúa ban gia tăng muôn ngàn ơn phúc. Chắc chắn Chúa cũng sẽ ban cho ta muôn ngàn ơn phúc, giống như Chúa luôn yêu quý Đức Maria và hằng ban gia tăng muôn ơn lành cho Thánh Giuse.  

Xem thêm: Thánh Danh Đức Mẹ Maria có ý nghĩa gì?

Sachconggiao.vn tổng hợp

Bài viết có tư liệu lấy từ nguồn:
https://Tinmung.net
https://tgpsaigon.net/bai-viet/y-nghia-thanh-danh-giesu-maria-giuse-64829


Bình luận


Tin tức khác
» Những hình ảnh về Đức Mẹ Maria trên thế giới
» Nguồn gốc và ý nghĩa lời kinh nguyện Giêsu-Maria-Giuse
» Danh ngôn về Đức Mẹ Maria
» Vì sao chúng ta mừng lễ Giáng Sinh ngày 25 tháng 12?
» Con tàu Noah có thật không?
» Nguồn gốc lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội
» Những câu hỏi và giải đáp thắc mắc về Mùa Vọng
» Làm thế nào để trẻ yêu thích tham dự Thánh Lễ?
» Cầu nguyện gì trong đêm Giáng Sinh
» EMMANUEL có ý nghĩa gì?


Hotline (24/7)

Messages

Chat Zalo

Liên hệ