“Bữa tiệc cuối cùng” hay “Bữa tiệc ly” là bức bích họa vô cùng nổi tiếng của danh họa người Ý Leonardo da Vinci. Tác phẩm được sáng tác vào khoảng những năm 1495 – 1498, miêu tả trai phòng của Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano.
Tại sao Leonardo vẽ bức tranh Bữa Tiệc Ly ?
Vì người chủ của ông đã yêu cầu ông vẽ bức tranh này. Leonardo làm việc cho Ludovico Sforza, Duke của Milan, ngót 18 năm (1482-99). Duke đã quyết định ông ta muốn hình ảnh tôn giáo đặc biệt này phải được vẽ, thế là Leonardo, không dại gì, đã quyết định vẽ bức tranh này để ổn định tài chính.
Kích cỡ của bức tranh Bữa Tiệc Ly như thế nào?
Bức tranh khổ rất lớn – 460 x 880 cm (15 x 29 feet). Nó phủ toàn bộ một bức tường lớn. Nó không giống như kích cỡ của những phiên bản treo sau ghế sofa của chúng ta.
Bức tranh Bữa Tiệc Ly này ở đâu?
Bức tranh sơn tường đầu tiên này được vẽ trên bức tường của một phòng ăn tập thể ở Nữ tu viện Santa Maria delle Grazie, Milan, Ý.
Leonard da Vinci đã vẽ bức tranh này thẳng lên tường nhà ăn ở nhà nguyện Santa Maria delle Grazie năm 1495.
Nếu bạn nhìn kỹ một phiên bản, chúng sẽ rất dễ nhận ra. Vì là một tấm hình, Bữa Tiệc Ly được đặt trong những khung kính, trên những bàn di chuột (mouse pad), trên những gối nhạc (musical pillow).
Leonardo vẽ bức tranh Bữa Tiệc Ly bao lâu?
Ông đã vẽ nó vào năm 1495, và Bữa Tiệc Ly được hoàn thành vào năm 1498. Điều này đáng lưu ý, vì Leonardo là một người hay chần chừ với một xu hướng nổi tiếng là bỏ dở những đề án không hoàn thành.
Tại sao bức tranh Bữa Tiệc Ly lại được đặc biệt chú ý?
Thứ nhất, vì các tông đồ ai nấy đều hiển thị rất sinh động, những cảm xúc thể hiện rất rõ. “The Last Supper” chắc chắn đã được thể hiện trước đó. Dù vậy, phóng tác của Leonardo là tác phẩm đầu tiên mô tả cử chỉ của những nhân vật này giống y như người thực.
Thứ hai, và là tối quan trọng – kỹ thuật phối cảnh trong Bữa Tiệc Ly thật lạ thường! Ta có thể thấy rằng mỗi yếu tố riêng lẻ của bức tranh này hướng sự chú ý của con người ngay đến trung điểm của bố cục tác phẩm này – phần đầu của Chúa Giêsu. Người ta có thể cho rằng đó là điển hình quan trọng nhất của giá trị nghệ thuật tạo hình chưa từng được sáng tạo.
Bức tranh Bữa Tiệc Ly mô tả điều gì?
Bức tranh Bữa Tiệc Ly là sự giải thích trực giác giác quan của Leonardo về một sự kiện được tường thuật trong tất cả bốn Tin Mừng (Tân Ước Kitô giáo). Buồi chiều hôm ấy, trước khi Chúa Giêsu bị một trong những tông đồ phản bội, Người đã tập trung họ lại để dùng bữa tối và nói với họ rằng Người đã biết những gì sắp xảy đến và rửa chân cho họ (một cử chỉ biểu tượng hoá rằng tất cả đều bình đẳng dưới ánh mắt của Chúa). Khi họ quây quần ăn uống, Chúa Giêsu đã ban cho các tông đồ những lời giáo huấn minh bạch về cách ăn và uống trong tương lai, trong ký ức của Người. Đó là nghi lễ Thánh Thể, một nghi thức vẫn được thực hiện.
Một cách đặc biệt, Bữa Tiệc Ly mô tả những giây phút kế tiếp trong câu chuyện này, sau đó Chúa Giêsu thấp giọng sững sờ rằng một tông đồ sẽ phản bội Người trước khi mặt trời mọc, và các tông đồ có những phản ứng ở mức độ khác nhau, sợ hãi, tức giận và choáng váng.
Danh tính 12 tông đồ xuất hiện trong bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng” của Da Vinci
Một phát hiện về những tài liệu trong khoảng thời gian Leonardo Da Vinci vẽ bức tranh bích họa này vào năm 1800 đã để lộ danh tính của những người trong tranh. Danh tính của 12 vị môn đồ này gồm có: John, Peter, Judas, Andrew, Jame (nhỏ), Bartholomew, Thomas, James (lớn), Philip, Matthew, Thaddeus và Simon.
Trong bức tranh của 12 tông đồ, Chúa Jesus ngồi giữa, những tông đồ của ông ngồi thành 4 nhóm tượng trưng cho 4 loại người trên bàn ăn gồm có:
- Nhóm sợ hãi: Bartholomew, James “nhỏ” và Andrew. Ba người này ngồi ở phía bên trái ngoài cùng của bức bích họa, tức là bên tay phải của Chúa. Cả ba người họ đều tỏ ra một vẻ mặt vô cùng kinh sợ.
- Nhóm người gây nhiều tranh cãi: Judas, Peter, John. Peter biểu lộ sự tức giận khó kiềm chế, trong tay cầm một con dao, nói chuyện với John. Trong khi John thì có vẻ như đang bị sốc đến mức gần như ngất đi. Judas thì lại biểu lộ nét sợ hãi khi nghe lời tiên tri từ Chúa, trong tay hắn lại nắm chặt một túi tiền.
- Nhóm người nghi ngờ: Thomas, James “lớn” và Philip. Thomas trong có vẻ mặt rất buồn, khuôn mặt thể hiện rõ sự ngờ vực còn James lại tỏ vẻ bất ngờ đến mức không thể tin được, đôi tay ông dang rộng ra. Trong khi đó, Philip có vẻ như muốn xin Chúa giải thích để bày tỏ lòng trung thành của mình.
- Nhóm người tranh luận: Matthew, Thaddeus và Simon. Đây là nhóm ba người ngồi ở phía cuối dãy bàn, góc phải của bức họa. Dường như ba người trong nhóm này đang tranh luận cùng nhau để xem ai là kẻ phản bội mà Jesus đang nói tới.
Tại sao bức tranh Bữa Tiệc Ly lại bị tróc?
Leonardo vốn là nhà phát minh, ông cố tìm những chất liệu mới cho Bữa Tiệc Ly. Thay vì dùng sơn dầu vẽ trên vữa ẩm, ông nghĩ và ông đã đưa ra cách dùng vữa khô để thử. Thử nghiệm của ông đã dẫn đến màu sắc khác biệt hơn của một hoạ sĩ, đó là ý định của Leonardo. Những gì ông không đem vào mô tả (bởi vì, ai biết?) là vì phương pháp này không bền bỉ chút nào. Không bao lâu, vữa sơn bắt đầu tróc khỏi bức tường. Và từ đó người ta đã phải cố gắng phục hồi bức tranh này.
Bí mật lọ muối bị đổ trong bức tranh Bữa Tiệc Ly
Một chi tiết ít người chú ý khác, đó là lọ muối nằm kế bên Judas đã bị đổ. Nhiều triết gia cho rằng việc lọ muối đổ nhằm ám chỉ rắc rối sắp xảy ra - chính là việc tông đồ của Chúa phản bội lại ngài.
Một cánh tay của anh ta đang áp vào chiếc lắc muối bị lật, đồng thời anh ta vẫn đang nắm chặt túi tiền trong tay, tượng trưng cho sự cố chấp và lòng tham tiền của anh ta.
Tại sao trong bức tranh Bữa Tiệc Ly không có chân Chúa Giêsu?
Căn cứ chắc chắn, Leonardo có ý định vẽ chân Chúa Giêsu, thực tế, ông đã vẽ. Vào khoảng năm 1650, một người vô danh nào đó, buồn thay đã truyền cảm hứng sai lầm vẽ thêm cửa ra vào cho phòng ăn tập thể này – chắc chắn rằng vị trí hợp lý duy nhất để nói cái cửa có vẻ như là vết loang ở giữa bức tường. Chúng ta đừng nên cằn nhằn và hãy tự cho rằng may mà ông ta không làm thêm vài cái cửa sổ.
Chúng ta đã nghe câu chuyện về Bữa Tiệc Ly này, bức tranh mô tả có đúng không?
Không, mặc dù nó có phần nào hư cấu nhưng với mục đích để kiện toàn giá trị đạo đức.
Bức tranh Bữa Tiệc Ly đáng giá bao nhiêu?
Trong một nghiên cứu gần đây nhất, bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng” của Leonardo da Vinci được cho là có trị giá 450 triệu USD. Tuy nhiên, cũng không thể phủ định là thật khó để đưa ra một mức giá hoặc giá trị nhất định cho bức tranh này vì nó là một trong những tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng nhất trên thế giới. Hơn nữa, tác phẩm này cũng chưa bao giờ được rao bán và do đó không có tiêu chuẩn nào được tạo ra để định giá giá trị thật sự của nó.
Theo Wikipedia, hai bản sao ban đầu của bức tranh được biết đến rất nhiều. Các bản sao có kích thước gần như nguyên bản (bản gốc dài 15 foot x 29 foot), được cho là tác phẩm của các trợ lý của Leonardo.
Một bức của Cesare de Sesto ở Nhà thờ Thánh Ambrogio ở Ponte Capriasca, và bức khác của Giampietrino được tìm thấy ở Học viện Nghệ thuật Hoàng gia.
Theo Wall Street Journal, họa sĩ hiện đại Zeng Fanzhi đã sáng tác phiên bản “Bữa tiệc tối cuối cùng” của Leonardo, được bán với giá 23,3 triệu USD tại một phiên đấu giá của Sotheby vào năm 2013.
Bí ẩn giai điệu âm nhạc trong bức tranh Bữa Tiệc Ly
Trong tranh vẽ “Bữa tiệc ly” nếu xem bàn tay của Chúa và các tông đồ cùng với các lát bánh mỳ là những nốt nhạc, rồi đọc chúng theo chiều từ phải sang trái như cách viết thường thấy của Leonardo Da Vinci thì người ta còn thu được một bản nhạc. Một bản hòa tấu có độ dài 40 giây, với tiết tấu trang nghiêm hay nhất khi được chơi bằng đàn ống, loại nhạc cụ phổ biến trong các dàn nhạc nhà thờ vào thời của Da Vinci. Vị trí các “nốt nhạc” trong bức tranh nếu được liên kết với nhau theo từng dòng sẽ làm thành những ký tự hình nêm, tạo ra một câu bằng tiếng Do Thái cổ có nghĩa là “vinh quang và hiến dâng bên Người”.
Bạn có thể ngắm tác phẩm nghệ thuật “Bữa Tiệc Ly” ở đâu?
Không giống như những họa phẩm mang tính biểu tượng khác, “Bữa tiệc cuối cùng” không được tìm thấy trong các viện bảo tàng mỹ thuật thông thường. Thay vào đó, ngôi nhà kiên cố của nó là ở một tu viện ở Milan, Ý, và việc di chuyển nó gần như là không thể. Đó là bởi vì Da Vinci đã vẽ tác phẩm một cách trực tiếp và phù hợp trên bức tường ở phòng ăn của tu viện Santa Maria Delle Grazie vào năm 1495.
Sachconggiao.vn sưu tầm
Bài viết có tư liệu lấy từ nguồn:
- https://giaoxutanviet.com/
- https://conggiao.vn/
- https://khoahocphattrien.vn/
- https://vietnamgallery.vn/