Vì sao Chúa im lặng trước lời cầu xin của chúng ta?

Chúa luôn lắng nghe và đồng hành với chúng ta, ngay cả khi Ngài im lặng. Sự im lặng của Chúa trước lời cầu xin của chúng ta có thể là cơ hội để chúng ta suy ngẫm, trưởng thành trong đức tin và tìm hiểu ý muốn của Ngài.

Chúa im lặng trước lời cầu xin, sao chúa đành im lặng, thiên chúa thinh lặng, sự thinh lặng của thiên chúa,

Vì sao Chúa im lặng trước lời cầu xin của chúng ta?

Chúa có thể im lặng trước lời cầu xin của chúng ta vì nhiều lý do khác nhau. Thường do mấy nguyên nhân chính như sau:

+ Có thể Chúa đang thử thách để xem đức tin của ta mạnh hay yếu ? Trưởng thành hay ấu trĩ ? Ta cần noi gương người đàn bà ngoại giáo trong Tin Mừng: kiên trì cầu nguyện và không ngã lòng cậy trông. Xin một lần chưa được, hãy xin thêm nhiều lần. Phải xin với sự xác tín Chúa sẽ ban điều tốt lành cho ta, như Đức Giê-su phán: “Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho” (Mt 7,7).

+ Có thể lời cầu xin của ta mới chỉ mang tính cá nhân. Ta hãy xin cộng đoàn hợp ý cầu nguyện như lời Đức Giê-su dạy: “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho” (Mt 18,19). Ta cũng nên xin các thánh và các linh hồn trong luyện ngục cầu bầu cùng Chúa cho ta dựa theo tín điều "Các Thánh Cùng Thông Công".

Xem thêm: Sách - Cầu Nguyện 15 Ngày Với Thánh Augustino

Chúa im lặng trước lời cầu xin, sao chúa đành im lặng, thiên chúa thinh lặng, sự thinh lặng của thiên chúa,

(CẦU NGUYỆN 15 NGÀY VỚI THÁNH AUGUSTINÔ đang được bán tại tủ sách thiêng liêng NHÀ SÁCH CÔNG GIÁO VIỆT NAM)

+ Có thể lời cầu xin của ta chưa khiêm tốn đủ: Do ta phô trương lòng đạo đức để tìm tiếng khen nơi người đời (x. Mt 6,5-6). Có thể do ta đòi Chúa phải ban theo ý riêng của ta, thay vì phải xin vâng theo thánh ý Thiên chúa như lời Đức Giê-su cầu xin trước khi bị bắt: “Cha ơi ! Nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39).

+ Có thể lời cầu xin của ta còn thiếu sự hy sinh: ta hãy cầu xin, kèm theo những việc đạo đức như xưng tội rước lễ, và các việc hy sinh hãm mình, kèm theo sự tha thứ làm hòa như Đức Giê-su dạy: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ đó lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24).

+ Có thể ta xin những điều có hại cho phần rỗi của ta mà ta không biết: Đừng đòi Chúa phải ban theo ý mình, nhưng hãy tin cậy vào lòng từ bi của Chúa, Đấng hằng muốn ban ơn cứu độ cho ta như Đức Giê-su đã dạy: “Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những thứ tốt lành. Phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời. Người sẽ ban những của tốt lành cho những kẻ xin người” (Mt 7,7-11; Lc 11,13).

+ Có thể do ta cầu nguyện với lòng ích kỷ hại nhân: Xin những gì có lợi cho mình mà hại cho người khác như hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an đã nhờ mẹ mình đến xin Đức Giê-su cho được ngồi hai bên tả hữu Người trong Nước mà Người sắp thiết lập (x. Mt 20-21), hoặc xin Chúa làm điều trái nghịch với lòng từ bi nhân hậu của Chúa như hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an xin Thầy sai lửa trời xuống thiêu hủy làng Sa-ma-ri vì đã dám từ chối đón tiếp Thầy trò ở trọ (x. Lc 9,53-54)… nên những lời cầu xin ấy không đựơc Chúa chấp nhận (x. Mt 20,23; Lc 9,55). Ta nên chú trọng xin những ơn tinh thần như trong kinh Lạy Cha (x. Mt 6,9-14), vì sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn là xin các ơn vật chất phần xác, vì liên quan đến luật tự nhiên do Chúa đã an bài khi sáng tạo vũ trụ vạn vật.

Xem thêm: Sách - Gia đình cầu nguyện với Lời Chúa hằng ngày

Chúa im lặng trước lời cầu xin, sao chúa đành im lặng, thiên chúa thinh lặng, sự thinh lặng của thiên chúa,

(Gia đình cầu nguyện với Lời Chúa hằng ngày đang được bán tại tủ sách thiêng liêng NHÀ SÁCH CÔNG GIÁO VIỆT NAM)

Chúa luôn lắng nghe và đồng hành với chúng ta, ngay cả khi Ngài im lặng. Sự im lặng của Chúa có thể là cơ hội để chúng ta suy ngẫm, trưởng thành trong đức tin và tìm hiểu ý muốn của Ngài.
Bạn có thường cảm thấy Chúa im lặng trong những lúc cầu nguyện không?

Sachconggiao.vn

Xem thêm: Kẻ đi tìm – 34 đề tài suy niệm và cầu nguyện

Chúa im lặng trước lời cầu xin, sao chúa đành im lặng, thiên chúa thinh lặng, sự thinh lặng của thiên chúa,

 


Bình luận


Tin tức khác
» Thiên Chúa của chúng ta tên là gì?
» Bài giảng của Cha Thánh Gioan Maria Vianney về tật nói hành - nói xấu
» Làm thế nào để sống thánh thiện hơn?
» Nguồn gốc lễ kính các tổng lãnh thiên thần Micael, Gabriel và Raphael
» Nên làm gì khi chầu Thánh Thể
» Lịch sử hình thành quyển Kinh Thánh
» Làm thế nào để cầu nguyện khi không thấy thích?
» Vì sao Chúa im lặng trước lời cầu xin của chúng ta?
» Các Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo
» Làm thế nào để trở thành người cha mẹ tốt của con

Hotline (24/7)

Messages

Chat Zalo

Liên hệ