Các Bí Tích chữa lành

Chúng ta tìm hiểu về CÁC BÍ TÍCH CHỮA LÀNH gồm Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân.

Các Bí Tích chữa lành, bí tích là gì, 7 bí tích là gì, phép bí tích là gì, lãnh bí tích là gì, bí tích thêm sức là gì, bí tích thánh thể là gì, bí tích rửa tội là gì, bí tích xức dầu là gì, bí tích xức dầu bệnh nhân là gì, bí tích xức dầu thánh nghĩa là gì, các bí tích là gì, bí tích truyền chức là gì, bí tích công giáo là gì, mục đích của bí tích là gì, bí tích hòa giải là gì, bí tích giải tội là gì, bí tích giao hòa là gì, bí tích khai tâm kito giáo là gì, bí tích thánh thể còn gọi là gì, bí tích rửa tội còn được gọi là gì, bí tích hôn phối là gì, bí tích thống hối là gì,

CÁC BÍ TÍCH CHỮA LÀNH
Trong bài trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu: bài đầu: Bí Tích là gì? Có bảy Bí Tích và các Á bí tích. Hôm nay, trong bài này, chúng ta tìm hiểu về CÁC BÍ TÍCH CHỮA LÀNH gồm Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân.

Trước hết là BÍ TÍCH HÒA GIẢI.

Vậy Hòa Giải là gì? Hòa là thuận thảo; giải là cởi bỏ. Bí Tích Hòa Giải là Bí Tích làm cho hối nhân nối lại mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa và với Hội Thánh. Bí Tích này tiếng Hoa là Hòa Hảo Thánh Sự. Tiếng Latinh là Sacramentum Reconciliationis. Tiếng Anh là Sacrament of Reconciliation. Tiếng Pháp là Sacrement de Réconciliation.

Bí Tích Hòa Giải còn được gọi là Bí Tích Sám Hối và Giao Hòa, Bí Tích Tha Thứ, Bí Tích Trở Lại, Bí Tích Giải Tội.

Xem thêm: Sách - 7 Bí mật về bí tích Hòa Giải

(7 BÍ MẬT VỀ BÍ TÍCH HÒA GIẢI đang được bán trong tủ sách Thiêng Liêng tại NHÀ SÁCH CÔNG GIÁO VIỆT NAM)

Qua Bí Tích Rửa Tội, ta đã được giao hòa với Thiên Chúa, vậy tại sao còn cần đến một bí tích Hòa Giải riêng rẽ nữa? Bí Tích Rửa Tội đã kéo ta ra khỏi quyền lực tội lỗi và sự chết, đưa ta đến đời sống mới làm con Thiên Chúa, nhưng Bí Tích Rửa Tội không giải thoát ta khỏi sự yếu đuối và hướng chiều về đàng tội. Vì thế, cần một nơi để hòa giải nhiều lần cùng Thiên Chúa. Nơi đó gọi là nơi Giải tội. (1425-1426)

Ai đã lập ra Bí Tích Hòa Giải (Giải Tội)? Chính Chúa Giêsu đã lập Bí Tích này, khi Người hiện ra cho các Tông Đồ vào chiều lễ Phục Sinh, và truyền cho các ông rằng: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”. (Ga 20,22b-23 – 1439-1485). Không ở đâu mà Đức Giêsu đã minh họa chuyển động của Bí Tích Hòa Giải tốt hơn là trong dụ ngôn ta quen gọi là “đứa con hoang đàng” (mà trọng tâm chính là “người cha đầy lòng thương xót”), người Cha nhân hậu. Ta đi lạc đường, ta hư hỏng, ta không thể đối mặt với đời ta. Thế mà Cha chúng ta vẫn chờ mong tha thiết, chờ mong bằng lòng ao ước khôn cùng. Người tha thứ khi ta trở về. Người đón nhận ta luôn luôn. Người tha thứ tội lỗi cho ta.

Ta có thể đặt câu hỏi: ai có quyền tha tội? Chỉ một mình Thiên Chúa có thể tha tội. Chỉ mình Chúa Giêsu có thể nói: “Ta tha tội cho con”. (Mc 2,5), vì Người là Con Thiên Chúa. Còn các Linh mục có thể tha tội vì Chúa Giêsu đã ban quyền đó cho các ngài, để các ngài thay mặt Chúa mà tha tội”. (1441-1442).

Có người nói rằng: tôi cứ trực tiếp với Chúa, không cần Linh mục. Nhưng Chúa lại muốn khác. Chúa biết rõ ta, vì ta thường lấy những lý lẽ tốt để biện minh cho mình. Và ta dễ bỏ qua tội của mình. Vì thế, Chúa muốn ta phải nói với Chúa về tội của ta và xưng thú ra trước mặt Chúa. Nên Chúa trao quyền này cho Linh mục: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”. (Ga 20,23).

Muốn lãnh nhận bí tích Hòa Giải (Giải tội) có bốn bước là ăn năn, xét mình, dốc lòng chừa, có ý thay đổi; xưng tội và đền tội.(1450-1460; 1490-1492; 1494).

Các Bí Tích chữa lành, bí tích là gì, 7 bí tích là gì, phép bí tích là gì, lãnh bí tích là gì, bí tích thêm sức là gì, bí tích thánh thể là gì, bí tích rửa tội là gì, bí tích xức dầu là gì, bí tích xức dầu bệnh nhân là gì, bí tích xức dầu thánh nghĩa là gì, các bí tích là gì, bí tích truyền chức là gì, bí tích công giáo là gì, mục đích của bí tích là gì, bí tích hòa giải là gì, bí tích giải tội là gì, bí tích giao hòa là gì, bí tích khai tâm kito giáo là gì, bí tích thánh thể còn gọi là gì, bí tích rửa tội còn được gọi là gì, bí tích hôn phối là gì, bí tích thống hối là gì,

Xem thêm: Sách Giáo lý Hội thánh Công Giáo

BƯỚC THỨ NHẤT LÀ ĂN NĂN.
Ăn là thái độ cư xử; năn là sám hối, van nài. Ăn năn là thái độ sám hối.
Ăn năn là thái độ chịu trách nhiệm và cảm thấy đau xót trong lòng về lỗi lầm của mình.

Ăn năn là hối hận vì đã phạm tội, đã xúc phạm đến sự thánh thiệntình yêu của Thiên Chúa, đồng thời dốc lòng chừa. Việc ăn năn bao hàm ý muốn xưng nhận và từ bỏ mọi tội lỗi, sửa đổi, đền bù và quay về với Thiên Chúa. Đây là một hành vi tự do của nội tâm, liên hệ đến lý trí, tình cảm và ý chí.

Ăn năn có hai hình thức: ăn năn “cách trọn”, do đức mến “xuất phát từ lòng yêu mến Chúa trên hết mọi sự”; và ăn năn “cách chẳng trọn”, do “khi thấy xự xấu xa của tội lỗi, vì sợ bị luận phạt đời đời” (x. GLHTCG 1452, 1453).

Dù ăn năn dưới hình thức nào cũng do hồng ân của Thiên Chúa, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.

Các Bí Tích chữa lành, bí tích là gì, 7 bí tích là gì, phép bí tích là gì, lãnh bí tích là gì, bí tích thêm sức là gì, bí tích thánh thể là gì, bí tích rửa tội là gì, bí tích xức dầu là gì, bí tích xức dầu bệnh nhân là gì, bí tích xức dầu thánh nghĩa là gì, các bí tích là gì, bí tích truyền chức là gì, bí tích công giáo là gì, mục đích của bí tích là gì, bí tích hòa giải là gì, bí tích giải tội là gì, bí tích giao hòa là gì, bí tích khai tâm kito giáo là gì, bí tích thánh thể còn gọi là gì, bí tích rửa tội còn được gọi là gì, bí tích hôn phối là gì, bí tích thống hối là gì,

Xem thêm: Hướng dẫn xét mình và cách thức xưng tội

BƯỚC THỨ HAI LÀ XÉT MÌNH.
Xét là tìm hiểu và cân nhắc kỹ để nhận biết, đánh giá, kết luận về điều gì.

Xét mình là nhìn lại đời sống tâm linh của mình trước mặt Thiên Chúa. Hành vi này đòi hỏi phải được thực hiện đúng đắn, dưới ánh sáng Lời Chúa. (x.Mt 15,1-20).

Như thế, việc xét mình giúp ta nhận thức những gì tốt xấu, đang xẩy ra trong đời sống, qua các thời điểm.

Xét mình hàng ngày để sám hối về những khuyết điểm, tạ ơn và phát huy những ưu điểm… nhằm giúp cho mình tiến bộ hơn về mặt thiêng liêng.

Xét mình để xứng đáng lãnh nhận các bí tích và cử hành Phụng vụ (x.GLHTCG1493)

Các Bí Tích chữa lành, bí tích là gì, 7 bí tích là gì, phép bí tích là gì, lãnh bí tích là gì, bí tích thêm sức là gì, bí tích thánh thể là gì, bí tích rửa tội là gì, bí tích xức dầu là gì, bí tích xức dầu bệnh nhân là gì, bí tích xức dầu thánh nghĩa là gì, các bí tích là gì, bí tích truyền chức là gì, bí tích công giáo là gì, mục đích của bí tích là gì, bí tích hòa giải là gì, bí tích giải tội là gì, bí tích giao hòa là gì, bí tích khai tâm kito giáo là gì, bí tích thánh thể còn gọi là gì, bí tích rửa tội còn được gọi là gì, bí tích hôn phối là gì, bí tích thống hối là gì,

Xem thêm: Hướng dẫn xét mình và cách thức xưng tội

BƯỚC BA LÀ XƯNG TỘI (cáo mình).
Xưng tội là thú nhận những tội, lỗi mà cá nhân đã xúc phạm đến Thiên Chúa hay tha nhân.

Người đi xưng tội (hối nhân) tự thú tội với Giám mục, hay với Linh mục có năng quyền để xin ơn tha tội từ Thiên Chúa, qua vị đại diện này. “Bởi vì Đức Kitô đã trao quyền cho các Tông Đồ của Người thừa tác vụ Hoà Giải (Ga 20,23; 2 Cr 5,18), nên các Giám mục, những người kế nhiệm các ngài, và các Linh mục (…) tiếp tục thi hành thừa tác vụ này (…) nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần” (x.GLHTCG 1461).

Xưng tội là một trong bốn bước của việc lãnh Bí Tích Hòa Giải (Giải Tội) là xét mình, ăn năn tội, xưng tội và đền tội.

Việc xưng tội phải được thực hiện một cách đầy đủ trong tòa giải tội. Hối nhân phải xưng hết các tội nặng và số lần đã phạm, kể từ lúc lãnh nhận bí tích Hòa Giải (Giải tội) gần nhất, cũng nên xưng các tội nhẹ, dù không bắt buộc (x. GLHTCG 1493).

Xưng tội không chỉ để nhìn nhận tội lỗi của mình trước nhan Thiên Chúa và nhận ơn tha tội, nhưng còn để tuyên xưng sự thánh thiện. lòng nhân từ và sự công chính của Thiên Chúa (x.GLHTCG 1424).
“Người ta thường ngại đi xưng tội. Nguyên việc phải chịu trách nhiệm về mình đã là một bước đầu để tìm lại sức khỏe nội tâm rồi”. Điều đó thường giúp ta nghĩ rằng ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng phải có can đảm để thú tội và những thiếu sót của mình cho một Linh mục (nghĩa là cho Thiên Chúa)

Các Bí Tích chữa lành, bí tích là gì, 7 bí tích là gì, phép bí tích là gì, lãnh bí tích là gì, bí tích thêm sức là gì, bí tích thánh thể là gì, bí tích rửa tội là gì, bí tích xức dầu là gì, bí tích xức dầu bệnh nhân là gì, bí tích xức dầu thánh nghĩa là gì, các bí tích là gì, bí tích truyền chức là gì, bí tích công giáo là gì, mục đích của bí tích là gì, bí tích hòa giải là gì, bí tích giải tội là gì, bí tích giao hòa là gì, bí tích khai tâm kito giáo là gì, bí tích thánh thể còn gọi là gì, bí tích rửa tội còn được gọi là gì, bí tích hôn phối là gì, bí tích thống hối là gì,

Một Linh mục cũng có thể ban phép Giải tội cho một nhóm người, (người ta gọi là giải tội tập thể), mặc dầu trước đó những người này chưa xưng tội cá nhân. Nhưng chỉ được giải tội tập thể trong trường hợp khẩn cấp quan trọng như gặp chiến tranh, gặp máy bay tấn công, hoặc nhóm người đó gặp nguy hiểm có thể chết.

Khi đến tuổi khôn, tín hữu phải xưng các tội nặng. Hội Thánh mạnh mẽ khuyên phải xưng tội nặng một năm ít là một lần. Dù sao khi biết mình mắc tội nặng, tín hữu phải đi xưng tội, trước khi rước lễ (1457).

Nếu không có tội nặng thật thì không buộc phải xưng tội. Nhưng xưng tội là một ơn lớn để được chữa lành, và làm cho người ta được kết hợp chặt chẽ hơn với Chúa (1458).

Tại sao chỉ có Linh mục mới được tha tội? Không ai có thể tha tội, nếu Thiên Chúa không ban quyền và năng lực để tha tội, nhân danh Người. Giám mục là người ưu tiên được chỉ định đễ tha tội. Còn Linh mục là người cộng tác với Giám mục trong việc tha tội này.(1461-1466).

Có tội nào nặng đến nỗi Linh mục bình thường không tha được không? Có những tội mà con người hoàn toàn quay lưng lại với Chúa, vì mức độ nặng nề của nó, thì họ mắc vạ tuyệt thông. Để chứng tỏ mức độ nặng nề đó, chỉ có Giám mục tha vạ này. Trong ít trường hợp, chỉ độc nhất Đức Giáo Hoàng tha vạ tuyệt thông. Tuy nhiên, trong trường hợp nguy tử, (vì phần rỗi linh hổn) bất cứ Linh mục nào cũng được tha mọi tội và vạ tuyệt thông, (Youcat VN tr 189-191)

Các Bí Tích chữa lành, bí tích là gì, 7 bí tích là gì, phép bí tích là gì, lãnh bí tích là gì, bí tích thêm sức là gì, bí tích thánh thể là gì, bí tích rửa tội là gì, bí tích xức dầu là gì, bí tích xức dầu bệnh nhân là gì, bí tích xức dầu thánh nghĩa là gì, các bí tích là gì, bí tích truyền chức là gì, bí tích công giáo là gì, mục đích của bí tích là gì, bí tích hòa giải là gì, bí tích giải tội là gì, bí tích giao hòa là gì, bí tích khai tâm kito giáo là gì, bí tích thánh thể còn gọi là gì, bí tích rửa tội còn được gọi là gì, bí tích hôn phối là gì, bí tích thống hối là gì,

Xem thêm: Kho sách Tâm lý - chữa lành tâm hồn

Vậy vạ tuyệt thông là gì? Vạ là hình phạt theo sau sự vi phạm; tuyệt là dứt; thông là hòa hợp giữa hai bên.

Vạ tuyệt thông là hình phạt nghiêm trọng nhất, dành cho tín hữu cố tình vi phạm các điều luật mà Giáo Hội quy định rõ ràng án vạ; còn gọi là dứt phép thông công.

Người mắc vạ bị loại ra khỏi sự hiệp thông với Giáo Hội qua việc bị cấm:
1- Tham dự cuộc cử hành hiến tế Thánh Thể và bất cứ nghi lễ Phụng vụ nào khác bằng bất cứ cách nào với tư cách là thừa tác viện;
2- Cử hành các bí tích hay á bí tích, và lãnh nhận các bí tích.
3- Thi hành các giáo vụ, các thừa tác vu hay bất cứ nhiệm vụ nào, hoặc thực hiện những hành vi lãnh đạo” (GL1331).

Tuy nhiên, người bị vạ tuyệt thông vẫn là phần tử của Giáo Hội bởi mối dây liên kết không bị xóa nhòa nơi Bí Tích Thánh Tẩy.

Vạ tuyệt thông có hai loại :
1- Vạ tuyệt thông tiền kết (Latae sententiae); tức khắc bị vạ do chính việc phạm tội.
2- Vạ tuyệt thông hậu kết (Ferendae sententiae), chỉ bị vạ sau khi bị tuyên phạt.

Vạ tuyệt thông không phải để trừng trị mà là một dược hình, nghĩa là hình phạt để chữa trị, giúp người vi phạm hối hận vì lỗi lầm của mình mà từ bỏ sự ngoan cố. Nếu họ đã hết ngoan cố thì không được từ chối tha vạ (x. GLHTCG 1358 triệt 1).

“Bất kỳ Linh mục nào cũng có quyền tha mọi tội và mọi vạ cách thành sự và hợp thức hóa cho mọi hối nhân lâm cơn nguy tử” (GL 976. TĐCG. 373-3374).

Vạ tuyệt thông tiền kết là gì? Vạ là hình phạt theo sau sự vi phạm; tuyệt là dứt; thông là hòa hợp giữa hai bên; tiền là sớm trước; kết là hình thành quả.

Vạ tuyệt thông tiền kết là hình phạt mà phạm nhân phải chịu tức khắc do chính sự kiện phạm tội, nếu luật và mệnh lệnh rõ ràng ấn định như thế (x.GL1314).

Các Bí Tích chữa lành, bí tích là gì, 7 bí tích là gì, phép bí tích là gì, lãnh bí tích là gì, bí tích thêm sức là gì, bí tích thánh thể là gì, bí tích rửa tội là gì, bí tích xức dầu là gì, bí tích xức dầu bệnh nhân là gì, bí tích xức dầu thánh nghĩa là gì, các bí tích là gì, bí tích truyền chức là gì, bí tích công giáo là gì, mục đích của bí tích là gì, bí tích hòa giải là gì, bí tích giải tội là gì, bí tích giao hòa là gì, bí tích khai tâm kito giáo là gì, bí tích thánh thể còn gọi là gì, bí tích rửa tội còn được gọi là gì, bí tích hôn phối là gì, bí tích thống hối là gì,

Theo Giáo luật, các hành vi sau đây bị vạ tuyệt thông tiền kết :

1- Phạm tội bội giáo, lạc giáo hay ly giáo (x. GL 1364 triệt 1)
2- Ném bỏ lấy hoặc giữ Mình, Máu Thánh Chúa với mục đích phạm thánh (x. GL1364)
3- Dùng bạo lực thể lý chống lại Đức Giáo Hoàng (x. GL 1370 triệt 1)
4- Giải tội cho người đồng phạm điều răn thứ sáu (x. GL 1378 triệt 1).
5- Phong chức Giám mục mà không có ủy nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng (x.GL1382)
6- Linh mục giải tội vi phạm trực tiếp ấn tòa giải tội, (x.GL1388 triệt 1)
7- Thực hiện việc phá thai có hiệu quả (x. GL 1398).

Trong bảy loại vạ trên đây có năm loại (2,3,4,5 và 6) chỉ được giải do chính Tòa Thánh. Còn hai loại 1 và 7 có thể được giải do Giám mục giáo phận hay những Linh mục được ủy quyền.

Tuy nhiên, bất kỳ Linh mục nào cũng có quyền tha mọi tội và mọi vạ cách thành sự và hợp thức cho mọi hối nhân lâm cơn nguy tử (x.GL 976; TĐCG tr. 373-375).

Chuyện nghe được kể rằng: một cha giáo dạy tại chủng viện, hè vể nghỉ tại quê nhà được cha sở mời ngồi tòa giải tội giúp. Cha vào ngồi tòa. Một bà vào tòa định xưng tội, nhưng có gì đó khả nghi. Bà lên tiếng hỏi: Mầy ở trỏng hả mầy? Im lặng không tiếng trả lời. Lát sau bà bỏ tòa đi một nước. Cha trong tòa chạy ra nói : Má, má kỳ quá! Bà trả lời: Kỳ mà đẻ Linh mục. Thì ra bà mẹ đẻ của Linh mục không muốn xưng tội với ông cha con!

Một cha giáo khác cũng về quê nghỉ hè và ngồi tòa giải tội, thấy một ông vào tòa, cha chạy ra nói : Bố, bố ra tòa khác đi. Ở đây thiếu gì cha. Ông bố trả lời cách rắn rỏi: Anh cứ vào trong đó đi và làm nhiệm vụ của mình. Ông bố vào tòa xưng tội với ông cha con. Ông quỳ xuống, làm dấu Thánh giá và xưng tội: “Lạy cha, xin cha làm phép cho con vì con là kẻ có tội… xin cha giải tội cho con …” kể từ đó ông luôn xưng tội với ông cha con cho đến chết. Cha đó nói : không có sách nào, thày nào dạy đức tin sống động, cụ thể và thuyết phục như bố tôi dạy đức tin cho tôi. Cha đó có Tiến sỹ thần học, dạy thần học tại Đại chủng viện và là tác giả của nhiều cuốn sách.

BƯỚC THỨ TƯ LÀ ĐỀN TỘI..
Đền tội là chịu phạt do sự dữ mình gây ra. Đền tội là một hành động nhằm sửa chữa về mặt luân lý hay đền bù về mặt vật chất những thiệt hại do tội gây ra. Nỗ lực này được hoàn thành trong đức tin vào Chúa Giêsu Kitô và với ân sủng của Người. (x. GLHTCG tr 1459)

Qua cái chết tự hiến trên Thánh giá, Đức Kitô đã xóa bỏ tội lỗi trần gian, đền tội thay cho toàn nhân loại (x. Rm 3, 25). Của lễ đền tội của Người nói lên tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho nhân loại. (x.Pl 2,6-11).

Trong Bí Tích Giải Tội, Linh mục ra việc đền tội cho hối nhân tùy theo tình trạng của mỗi người. Cậy dựa vào ân sủng của Chúa Kitô, hối nhân làm việc đền tội một cách khiêm tốn, ý thức như một phương thế để tham dự vào Cuộc Khổ Nạn của Người (x.GLHTCG1460).

Việc đền tội có thể là cầu nguyện, làm việc bác ái, phục vụ tha nhân, hy sinh hãm mình, kiên trì đón nhận Thánh Giá, những đau khổ hàng ngày cũng có giá trị đền tội, khi được kết hợp với những đau khổ của Đức Kitô. Tín hữu có thể đền tội cho mình và cho người khác.(x TĐCG. tr.108-109)

Các Bí Tích chữa lành, bí tích là gì, 7 bí tích là gì, phép bí tích là gì, lãnh bí tích là gì, bí tích thêm sức là gì, bí tích thánh thể là gì, bí tích rửa tội là gì, bí tích xức dầu là gì, bí tích xức dầu bệnh nhân là gì, bí tích xức dầu thánh nghĩa là gì, các bí tích là gì, bí tích truyền chức là gì, bí tích công giáo là gì, mục đích của bí tích là gì, bí tích hòa giải là gì, bí tích giải tội là gì, bí tích giao hòa là gì, bí tích khai tâm kito giáo là gì, bí tích thánh thể còn gọi là gì, bí tích rửa tội còn được gọi là gì, bí tích hôn phối là gì, bí tích thống hối là gì,

Xem thêm: Vì sao phải che phủ Thánh Giá và tượng ảnh thánh trong Tuần Thánh

BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN
Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân là Bí Tích chữa lành, nhằm ban ơn nâng đỡ những người bệnh tật đau yếu về phần hồn cũng như về phần xác.

Chính Chúa Giêsu đã sai các Tông Đồ đi rao giảng kèm theo việc “xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” (x.Mc 6,13). Thánh Giacôbê Tông Đồ khuyên các tín hữu, khi đau yếu hãy mời các kỳ mục đến xức dầu và cầu nguyện cho mình, nhân danh Chúa. (x.Gc 5,14-15)

Khi cừ hành Bí tích này, Linh mục xức dầu trên trán và hai bàn tay bệnh nhân, kèm theo lời nguyện. Lời nguyện này nhằm cầu xin ân sủng của Bí tích như giúp bệnh nhân kết hợp với Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, mang lại cho họ sự an ủi, bình an và lòng can đảm; ban ơn tha tội, nếu bệnh nhân không thể xưng tội được, đem lại sự phục hồi sức khỏe, nếu điều đó có ích cho bệnh nhân; chuẩn bị cuộc vượt qua để bước vào nhà Thiên Chúa, (x.GLHTCG 1531,1532).

Hội Thánh thường cử hành Bí Tích Hòa Giải trước khi ban Bí Tích Xức Dầu Bệnh nhân và cuối cùng ban Bí Tích Thánh Thể. (x.GLHTCG 1524).

Ai được lãnh Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân? “Bất cứ người Công giáo nào đến hồi liệt nặng đều được lãnh bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân. ( 1514-1515; 1528-1529).

Các Bí Tích chữa lành, bí tích là gì, 7 bí tích là gì, phép bí tích là gì, lãnh bí tích là gì, bí tích thêm sức là gì, bí tích thánh thể là gì, bí tích rửa tội là gì, bí tích xức dầu là gì, bí tích xức dầu bệnh nhân là gì, bí tích xức dầu thánh nghĩa là gì, các bí tích là gì, bí tích truyền chức là gì, bí tích công giáo là gì, mục đích của bí tích là gì, bí tích hòa giải là gì, bí tích giải tội là gì, bí tích giao hòa là gì, bí tích khai tâm kito giáo là gì, bí tích thánh thể còn gọi là gì, bí tích rửa tội còn được gọi là gì, bí tích hôn phối là gì, bí tích thống hối là gì,

Ta có thể lãnh bí tích này nhiều lần trong đời. Ngay cả người trẻ, khi sắp được phẫu thuật nặng , cũng có lý do xin lãnh bí tích này.

Nhiều bệnh nhân lại sợ lãnh bí tích này, vì họ nghĩ rằng đây là một thứ án tử ! Vì thế, khi nói ông A, bà B đã chịu bí tích Xức Dầu rồi, ta có cảm tưởng ông, bà đó sắp về với Chúa . Không phải thế, ngược lại, xức dầu bệnh nhân là một bảo đảm cho sự sống. Mọi Kitô hữu đang bị bệnh tật đeo đuổi, cần phải loại bỏ những cảm nghĩ sợ hãi và sai lầm. Hầu hết các bệnh nhân trong tình trạng nguy hiểm nặng có trực giác rằng : vào lúc này không có gì quan trọng bằng trở nên đồng hình đồng dạng vô điều kiện với Đấng đã thắng sự chết và là sự sống, là Chúa Giêsu, Đấng cứu chuộc chúng ta.

Chúng ta không để người sắp về với Chúa cô đơn một mình, mà phải giúp họ sống những giớ phút cuối cùng của đời mình trong niềm tin cậy, trong phẩm giá và bình an. Cầu nguyện với họ và giúp họ lãnh bí tích cuối cùng vào đúng lúc.

Khi bệnh nhân được “rước lễ” (rước Mình Thánh Chúa) lần sau hết, trước khi qua đời, Hội Thánh quen gọi là rước lễ như của ăn đàng, để đi về với Chúa (1524-1525; Youcat VN 196)

Ai được ban bí tích xức dầu? Chỉ các Đức Giám mục và các Linh mục được ban bí tích này. Chính Chúa Giêsu Kitô ban qua các Vị này, vì các ngài đã được Truyền chức thánh. (1516-1530).

Qua ít dòng ngắn ngủi trên đây,chúng ta cảm nghiệm được lòng thương xót của Chúa thật hải hà, vô biên. Ngài lập các Bí Tích để Chữa Lành con cái trên đường lữ hành trần thế, tứ lúc sinh ra làm người cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Hội Thánh là MẸ HIỀN luôn luôn hiện diện, để chăm sóc, an ủi, chữa lành về phần hồn và phần xác con cái trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt vào giờ nguy tử, Hội Thánh ban phép cho bất cứ Linh mục nào cũng có quyền tha mọi tội và mọi vạ cách thành sự và hợp thức cho mọi hối nhân. Ta hiểu “bất cứ Linh mục nào” là bất cứ ai đã lãnh nhận Bí Tích Truyền chức Thánh, đã là Linh mục mà nay không còn được thi hành sứ vụ Linh mực nữa, nhưng đến giờ nguy tử, hối nhân muốn xưng tội, Linh mục đó được Hội Thánh ban phép tha mọi tội và mọi vạ, kể cả vạ mà lúc bình thường chỉ có Giám mục hay chỉ Đức Giáo Hoàng mới được quyền tha, thì giờ đây vì phần rỗi của hối nhân, Linh mục này được quyền tha cách thành sự và hợp thức cho hối nhân!

Hội Thánh cũng ban ơn tha tội, nếu bệnh nhân không thể xưng tội được, rồi mới ban Bí Tích Xức Dầu và cuối cùng là ban Bí Tích Thánh Thể để người bệnh được thanh thản và bình an với tâm hồn thanh sạch, bước vào nhà Thiên Chúa. 

Sachconggiao.vn

Nguồn bài viết: https://giaoxutanviet.com/cac-bi-tich-chua-lanh/
 


Bình luận


Tin tức khác
» Những hình ảnh về Đức Mẹ Maria trên thế giới
» Nguồn gốc và ý nghĩa lời kinh nguyện Giêsu-Maria-Giuse
» Danh ngôn về Đức Mẹ Maria
» Vì sao chúng ta mừng lễ Giáng Sinh ngày 25 tháng 12?
» Con tàu Noah có thật không?
» Nguồn gốc lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội
» Những câu hỏi và giải đáp thắc mắc về Mùa Vọng
» Làm thế nào để trẻ yêu thích tham dự Thánh Lễ?
» Cầu nguyện gì trong đêm Giáng Sinh
» EMMANUEL có ý nghĩa gì?


Hotline (24/7)

Messages

Chat Zalo

Liên hệ