Lễ phục sinh ở các nước trên thế giới
Lễ Phục sinh, một ngày lễ giàu truyền thống và được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau trên toàn cầu, mở rộng ranh giới về văn hóa và địa lý để đánh dấu một thời kỳ suy tư, đổi mới và niềm vui. Trong khi bản chất của Lễ Phục Sinh, việc tưởng nhớ sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô vẫn không thay đổi, thì cách các nền văn hóa khác nhau đón nhận dịp này cũng đa dạng và hấp dẫn. Hãy cùng khám phá một số truyền thống và lễ kỷ niệm độc đáo tại một số quốc gia trên thế giới:
1. Lễ Phục Sinh tại Semana Santa ở Tây Ban Nha:
Lễ Phục sinh được cử hành với sự trang trọng và tôn kính thông qua Semana Santa, hay Tuần Thánh. Đường phố của các thành phố như Seville và Malaga trở thành sân khấu cho những cuộc rước kiệu kịch tính. Mặc trang phục capirotes truyền thống, các hối nhân mang theo những chiếc kiệu hoa (pasos) tinh xảo mô tả những cảnh trong Cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô. Không khí tràn ngập hương trầm và âm thanh của những bản saetas tang tóc, những bản thánh ca flamenco khuấy động tâm hồn. Để có trải nghiệm tuyệt vời, hãy tham gia cùng người dân địa phương trong bất kỳ đám rước nào và đi theo paso từ nhà thờ xuất xứ qua những con đường quanh co.
2. Lễ lăn trứng Phục sinh tại Nhà Trắng, Mỹ
Lễ lăn trứng Phục sinh tại Nhà Trắng là một truyền thống lâu đời của Mỹ có từ năm 1878. Hàng năm, trẻ em tụ tập trên bãi cỏ của Nhà Trắng để lăn những quả trứng luộc được trang trí trên bãi cỏ, được Tổng thống và Đệ nhất phu nhân cổ vũ. Sự kiện này tượng trưng cho sự đổi mới của mùa xuân và sự kết nối của dân tộc với di sản văn hóa. Để tham gia, hãy đăng ký sớm và theo dõi các thông báo chính t hức của Nhà Trắng để có cơ hội tham gia sự kiện lịch sử này.
3. Lễ Phục sinh trên khắp châu Âu, Mỹ và Australia
Ở các quốc gia châu Âu, Mỹ, Australia, ngày lễ là dịp để mọi người quây quần bên gia đình và người thân cũng như tham gia các hoạt động tôn giáo giàu ý nghĩa nhân văn.
4. Lễ Phục Sinh tại Ý - Scoppio del Carro
Tại Ý, có một truyền thống thú vị trong ngày Lễ Phục sinh gọi là “scoppio del carro”. Hàng trăm người Italy mặc trang phục thế kỷ XV và hộ tống một chiếc xe cổ cao 9 mét chứa đầy pháo hoa đến Nhà thờ Florence. Truyền thống này đã tồn tại hơn 350 năm và tượng trưng cho vụ nổ của chiếc xe đẩy, mang ý nghĩa của sự phục sinh.
Người Florence tin rằng nó đánh dấu cho sự an lành và cầu mong một năm mới thịnh vượng. Phía Nam của Florence có ngôi làng tên Panicale. Tại đây người dân ăn mừng lễ Pasquetta (Phục Sinh nhỏ) vào ngày Thứ Hai bằng một cuộc đua Ruzzolone. Ruzzolone là những ổ cheese hình tròn như bánh xe, được lăn chạy vòng xung quanh làng.
5. Lễ Phục Sinh tại Ba Lan, ngày trước lễ Phục Sinh người ta chuẩn bị những chiếc giỏ mây bên trong chứa những món nhu yếu phẩm như trứng, bánh mì, xúc xích, để hôm sau mang tới nhà thờ cho Cha ban phước lành. Nhưng cũng giống như người Ý, ngày Thứ Hai sau Phục Sinh mới là ngày người Ba Lan chính thức vui chơi. Gọi là lễ Smigus Dyngus, các chàng trai trong làng dội nước lên các cô gái (và lẫn nhau) bằng đủ mọi cách – súng nước, xô nước, vòi nước v.v. Họ tin là cô gái nào bị tưới ướt nhẹp sẽ có chồng trong vòng một năm tới
6. Lễ Phục Sinh tại Hungary cũng có một tục lệ tương tự, nhưng thay vì tưới nước lên các cô thì các chàng trai còn có màn rưới … dầu thơm! Hay cùng nhau trang trí trứng Phục sinh trên cây tại Kethely.
7. Lễ Phục Sinh ở Pháp, trẻ em không nhận được quà từ con thỏ Pâques mà từ những chiếc chuông Pâques. Ngày xưa vào mùa Phục Sinh, để tưởng niệm cái chết của Chúa GiêSu, các nhà thờ bên Pháp không được gióng chuông từ ngày Thứ Năm đến ngày Chúa Nhật. Tương truyền trong những ngày đó chuông nhà thờ mọc cánh bay về Vatican để được ban phép bởi Ðức Giáo Hoàng. Xong chúng quay trở lại nước Pháp, mang theo quà kẹo cho trẻ em.
Vào Chủ nhật Phục Sinh, người dân cả nước rắc trứng, chocolate lên gà và thỏ khi chúng đi trong mỗi khu vườn. Ngày này, người dân Pháp cũng có một bữa ăn thịnh soạn với thịt cừu.
8. Tại Anh đến lễ Phục Sinh có màn múa gọi là Morris dancing, có từ thời Trung Cổ. Ðàn ông ăn vận đẹp đẽ, đội nón có chuông lục lạc, đi quanh làng nhảy múa theo điệu trống nhạc để đuổi tà khí, đón mừng năm mới. Một trò vui khác là “chọi trứng” – egg jarping. Hai trái trứng luộc được đập vào nhau. Bên nào không bị vỡ thì bên đó thắng. Hàng năm thành phố Durham ở Anh quốc là nơi tổ chức giải vô địch Jarping quốc tế!
9. Lễ Phục Sinh ở làng Verges, Tây Ban Nha, vào tối Thứ Năm người ta mặc đồ giống như những bộ xương người, đi quanh làng múa điệu Thần Chết. Họ tái dựng cảnh Chúa GiêSu đội vương miện bằng gai vác thập tự giá. Bộ xương người đi sau cùng cầm một cái hộp đựng tro. Trong khi đó tại vùng Almaden de Plata dân làng đặt những người nộm bằng rơm quanh làng.
Vào ngày Thứ Năm họ xé nát các hình nộm ấy và tung những cọng rơm lên trời, một hình thức xua ma đuổi quỷ.
10. Lễ Phục Sinh tại Hy Lạp thì có phong tục khá ngộ nghĩnh: ném nồi đất. Vào ngày Thứ Bảy trước Phục Sinh, dân làng Corfu quăng nồi niêu soong chảo bằng đất qua cửa sổ cho bể vỡ hết, gọi là để xả xui đón Xuân. Có người cho rằng nguồn gốc của tục lệ này đến từ ý muốn vứt bỏ những gì đã cũ không cần thiết nữa. Thời nay nhiều gia đình cũng có tục lệ hơi giống như vậy vào mùa Xuân, tiếng Mỹ gọi là … Spring cleaning. Nhưng thay vì vứt bỏ thì họ bán rẻ trong garage sale!
Trong Chính thống giáo, trứng được sơn màu đỏ vì chúng tượng trưng cho máu và sự Phục sinh của Chúa Giê-su .
Sau lễ Anastasi hoặc vào ngày Chủ nhật Phục sinh, cả gia đình sẽ tụ tập tại bàn ăn tối và chơi trò “tsougrisma”. Mọi người chọn một quả trứng và cố gắng làm vỡ quả trứng của người khác bằng cách đập quả trứng này lên quả trứng kia. Quả trứng của ai bị nứt sẽ thua, trong khi trứng của ai không có vết nứt sẽ thắng và được cho là sẽ nhận được may mắn quanh năm.
Xem thêm: Quà lưu niệm Lễ Phục Sinh
11. Lễ Phục Sinh ở Phần Lan : Tại một số vùng ở Phần Lan, lễ Phục sinh giống như một lễ Halloween nhỏ dành cho trẻ em. Vào thứ Năm trước ngày lễ, trẻ em hóa trang thành phù thủy và tặng hàng xóm những tấm thiệp cùng những hình vẽ Phục sinh thủ công để đổi lấy kẹo
12. Lễ Phục Sinh ở Argentina : Lễ Phục sinh là một sự kiện lớn ở Argentina. Nơi đây cũng có nhiều tục lệ truyền thống khác nhau được thực hiện vào ngày lễ này. Thứ Bảy trước lễ Phục sinh, người dân Argentina bắt đầu ăn chay, thay tất cả các món ăn từ thịt bằng cá. Ngày Chủ nhật của lễ Phục sinh, người dân nước này thường chia sẻ trứng và bánh Phục sinh đặc biệt với tên gọi “Rosca de Pascua” cho nhau.
Sau đó, họ sẽ cùng nhau ăn mừng bằng một bữa tiệc nướng khổng lồ và một cuộc săn tìm kho báu là những món quà Phục sinh được tổ chức bởi chính quyền địa phương ở các thành phố chính tại Argentina.
13. Lễ Phục Sinh ở Lebanon : Tín đồ Kitô giáo của Lebanon chiếm gần một nửa dân số của đất nước, vì vậy, lễ Phục sinh là ngày lễ lớn ở đây. Vào ngày lễ này, tất cả cửa hàng và nhà hàng tại Lebanon được trang trí công phu với đầy đủ mọi thứ mang ý nghĩa của lễ Phục sinh như: thỏ, chocolate, trứng sơn và những chú gà con.
Ngày Chủ nhật Phục Sinh, tất cả người dân Lebanon đến nhà thờ để rước lễ. Sau đó, tất cả mọi chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt trước đó sẽ bị phá vỡ bằng một bữa tiệc “đồ sộ” với thịt cừu và trứng. Ngoài ra, bánh quy với tên gọi “Maamoul” cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Phục sinh tại Lebanon.
Xem thêm: 7 bí mật về bí tích Thánh Thể
14. Lễ Phục sinh ở Scotland: Vào ngày lễ Phục sinh, người Scotland làm những việc truyền thống như: tham dự thánh lễ và cùng thưởng thức một bữa ăn lớn. Bên cạnh đó, đây là một ngày vui vẻ với trẻ em tại Scotland. Trẻ em thường sơn đủ loại màu sắc, hình vẽ lên quả trứng đã luộc chín rồi đưa đến công viên để lăn vào ngày Chủ nhật Phục sinh. Mặc dù đây có vẻ giống như giờ chơi của trẻ em, sự kiện này rất mang tính biểu tượng, được thực hiện để đại diện cho việc lăn những viên đá trên ngôi mộ của Chúa Jesus.
15. Lễ Phục sinh ở Thụy Điển bao gồm thức ăn và lễ hội. Ngày thứ Bảy, những đứa trẻ hóa trang thành phù thủy, tổ chức trò chơi bằng cách bốc thăm các thẻ để đổi lấy trứng, kẹo và tiền xu. Sau đó, những quả trứng được trao đổi và sử dụng trong một trò chơi, người tham gia sẽ cuộn trứng bằng các lớp bảo vệ, rồi lăn trứng để xem quả trứng nào có thể đi xa nhất mà không bị vỡ.
Vào Chủ nhật Phục sinh, nguời dân Thụy Điển cùng thưởng thức một bữa tiệc chủ yếu bao gồm cá.
16. Lễ Phục sinh tại Đức: Giỏ phục sinh là truyền thống chính ở Đức. Vào ngày này, mỗi đứa trẻ nhận được một giỏ quà không chỉ chứa trứng, chocolate, mà còn có cả đồ chơi và quà tặng khác. Các giỏ được giấu trong khu vườn và những đứa trẻ phải “săn lùng” vào Chủ nhật Phục sinh.
17. Lễ Phục sinh tại Canada: Thực phẩm, lễ hội và vui chơi là những thứ tạo nên lễ Phục sinh của Canada. Những người theo theo tôn giáo có thể tham dự nhà thờ, tham dự mùa chay và trang trí bằng hoa huệ Phục sinh. Một bữa ăn với thực đơn Phục Sinh bao gồm bánh táo, đậu nướng Maple và bánh nướng Cape Breton.
Độc đáo hơn cả, Canada cũng là quê hương của Pysanka (trứng Phục sinh) lớn nhất thế giới nằm ở Vegreville. Quả trứng được chế tạo vào năm 1975 để vinh danh các khu định cư của người Ukraine ở Edmonton. Quả trứng là biểu tượng của sự sống, thịnh vượng, vĩnh cửu, may mắn và được thế giới công nhận là kiệt tác kiến trúc.
18. Lễ Phục Sinh ở Nga, trứng Phục sinh được cho là phần quan trọng nhất của ngày lễ. Trứng luộc chín được sơn màu đỏ với vỏ hành tây truyền thống tượng trưng cho sự hồi sinh và cuộc sống mới. Cha mẹ và con cái sẽ trao đổi trứng để kỷ niệm thời gian thiêng liêng. Một truyền thống ít phổ biến khác là người ta sẽ giữ trứng cho đến Lễ Phục sinh năm sau để bảo vệ gia đình và ngôi nhà khỏi lũ lụt, hỏa hoạn và các thảm họa thiên nhiên khác.
19. Lễ phục sinh ở Vatican, Italy
Vào thứ 6 trong Tuần lễ Thánh, tại quảng trường St.Peter sẽ tổ chức chương trình biểu diễn kiểu Trung cổ tái hiện các hoạt cảnh trong kinh thánh, đặc biệt là việc Chúa bị đóng đinh lên thánh giá. Tiếp đến, vào ngày chủ nhật của lễ Phục sinh, Đức Giáo hoàng sẽ hành lễ từ Vương cung thánh đường thánh Phêrô. Du khách được tham quan miễn phí nhưng phải đặt trước 2 tháng qua fax vì lượng người đổ về rất đông.
Xem thêm: Đức Giáo Hoàng là ai?
20. Lễ Phục sinh ở Indonesia: Lễ Phục sinh được tổ chức tại Indonesia cũng tái hiện cảnh Chúa bị đóng đinh lên thập tự. Vào ngày này, các nam thanh niên sẽ buộc mình vào thánh giá và diễu hành cùng tượng Chúa, Đức mẹ Maria trên khắp các đường phố. Đây là vinh dự to lớn mà nhiều người dân nơi đây ao ước được một lần thực hiện.
Xem thêm: Những tước hiệu của Đức Mẹ Maria
21. Lễ Phục sinh ở Bermuda có một số truyền thống độc đáo và thú vị. Người dân ở Bermuda đặt mục tiêu cao cho Lễ Phục sinh và thả diều là trò tiêu khiển yêu thích của họ trong những ngày lễ. Họ tự làm diều bằng những thanh gỗ, giấy nhiều màu sắc và thiết kế phức tạp. Những chiếc diều này được phủ lên bằng một loại khăn giấy đặc biệt gọi là “tiếng ồn”. Sau đó, mọi người tập hợp lại và thả những công trình tuyệt đẹp của họ. Bạn cũng có thể đến Bãi biển Vịnh Horseshoe để tham dự Lễ hội Diều hàng năm vào Thứ Sáu Tuần Thánh.
Đồ ăn và những con diều tự chế bay phấp phới trên nền trời là điểm nhấn nổi bật ở Bermuda vào ngày lễ Phục sinh. Vào ngày này, các giáo dân sẽ ăn bánh ngọt có hình thập tự và bánh cá tuyết.
22 . Lễ Phục Sinh ở Việt Nam: Trong nền văn hóa Việt Nam, mặc dù Lễ Phục Sinh không phải là một ngày lễ truyền thống, nhưng một số người Kitô hữu và các nhà thờ vẫn tổ chức các hoạt động để kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Kitô. Các hoạt động thường bao gồm:
- Các nhà thờ sẽ tổ chức các buổi lễ cầu nguyện và lễ Phục sinh để tôn vinh sự phục sinh của Chúa Kitô.
- Bữa ăn gia đình: Nhiều gia đình Kitô hữu sẽ tụ họp để cùng nhau ăn uống và chia sẻ niềm tin trong ngày Lễ Phục Sinh.
- Trang trí trứng Phục sinh và tặng quà: Trong một số cộng đồng, việc trang trí trứng Phục sinh là một truyền thống. Trứng thường được sơn màu và trang trí bằng hình vẽ hoặc họa tiết. Ngoài ra, việc tặng quà và chúc mừng nhau cũng là một phần của ngày lễ này.
Như vậy, dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, Lễ Phục sinh luôn mang trong mình ý nghĩa về sự hy vọng, đổi mới và niềm tin.
Sachconggiao.vn sưu tầm