Những địa điểm hành hương kính Đức Mẹ Maria tại Việt Nam

Những địa điểm hành hương kính Đức Mẹ Maria tại Việt Nam

Những địa điểm hành hương kính Đức Mẹ Maria tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Công giáo lâu đời, với nhiều địa điểm hành hương kính Đức Mẹ Maria nổi tiếng. Dưới đây là một số địa điểm hành hương quan trọng mà bạn có thể ghé thăm:

1. Đức Mẹ La Vang 
-Địa điểm: La Vang thuộc làng Cổ Vưu, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Tổng Giáo Phận Huế.
 Từ ngữ La Vang có 2 giả thuyết: (1) Nơi xưa kia là rừng hoang nước độc, nhiều thú dữ, nên những người đi rừng khi gặp nguy hiểm phải ‘la’ to để tiếng ‘vang’ xa cho người khác biết đến tiếp cứu. (2) Nơi Đức Mẹ hiện ra có loại cây gọi ‘lá vằng’ Đức Mẹ đã bảo giáo dân lấy để chữa bệnh.
-Sự tích: Dưới thời vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn, ngày 17/8/1798 ban chiếu chỉ cấm đạo Gia-tô,1 số giáo dân chạy trốn vào rừng hẻo lánh La Vang để giữ đạo. Sống trong hoàn cảnh khó khăn thiếu ăn, bệnh tật..vừa sợ quan quân vây bắt, vừa sợ thú rừng làm hại. Nhưng mọi người luôn vững tin và phó thác trong tay Chúa và Đức Mẹ, họ thường  tụ họp dưới gốc cây đọc kinh cầu nguyện. Đức Mẹ đã hiện ra tay bồng Chúa Hài Nhi, có ThiênThần chầu hai bên. Mẹ an ủi giáo dân vui lòng chịu khó và dạy hái lá cây đem nấu để chữa bệnh. Đức Mẹ hứa:”Mẹ đã nhận lời các con cầu xin. Từ nay hễ ai chạy đến cầu khấn Mẹ tại nơi này. Mẹ sẽ ban ơn theo ý nguyện”
Từ ngày đó đến nay, nhiều người thành tâm đến  cầu xin đã được Mẹ ban ơn.
Năm 1798, giáo dân sợ quân lính bắt nên đã đến vùng đất hẻo lánh, hoang vu mà nay gọi là La Vang để ẩn núp. Vì là nơi hoang vu nên giáo dân sống trong tình trạng thiếu thốn đủ thứ. Cuộc sống của họ dần như đi vào bế tắc, thiếu thức ăn nước uống. Rồi là bệnh tật và sợ quân lính. Các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, lần hạt, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm khi mọi người đang cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp. Người này mặc áo choàng dài, trên tay bồng một trẻ sơ sinh, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Đức Trinh Nữ Maria. Đức Mẹ đã tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân để họ có thể vui lòng chịu khó. Mẹ dạy họ hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó. Đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Đức Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời và ban ơn cho họ.”
Nơi Đức Mẹ hiện ra, một Thánh đường đã được xây kính Mẹ, nhưng bị tàn phá vì chiến tranh năm 1972- Mãi đến ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời 15/8/13, Lễ Đặt Viện Đá Xây Vương Cung Thánh Đường theo kiến trúc Á Đông  mới được thực hiện.
Biểu tượng Đức Mẹ La Vang: bồng Chúa Hài Đồng, mặc áo dài truyền thống Việt Nam.
La Vang trở thành Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc và cứ 3 năm một lần Đại Hội Hành hương thường tổ chức vào dịp Lễ Đức Mẹ Lên Trời.

Xem thêm: Sách - Đức Maria và niềm hy vọng

2. Đức Mẹ Trà Kiệu
– Địa điểm: Nhà thờ kính Đức Mẹ xây trên đồi Bửu Châu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam,Giáo phận Đà Nẵng . Trà Kiệu là cố đô của người Chiêm Thành xưa.
– Sự tích: Ngày 1/9/1885, lính Văn Thân kéo đến vây làng Trà Kiệu định tàn sát người Công Giáo vì cho là các tín hữu đã tiếp tay với Pháp xâm chiếm Việt Nam. Phía Văn Thân mạnh hơn nhiều với 4000 quân lính được trang bị vũ khí đầy đủ và súng thần công. Trong khi họ đạo chỉ có 400 thanh niên vũ khí thô sơ xông ra chiến đấu với khẩu hiệu ‘Giêsu-Maria-Giuse’, còn người già và trẻ em tập trung dưới chân tượng Đức Mẹ cầu nguyện. Phía Văn Thân tập trung hỏa lực bắn phá Thánh đường nhưng không thể nào trúng và chính viên chỉ huy thú nhận rằng đã nhìn thấy:
‘Nhiều em nhỏ áo đỏ áo trắng, tay cầm gươm từ trên không bay xuống hỗ trợ giáo dân do một Bà rất xinh đẹp đứng trên nóc nhà thờ chỉ huy’. Nên sau 20 ngày đêm chiến đấu lính Văn Thân phải tháo chạy và giáo dân chiếm lại đồi Bửu Châu nơi Văn Thân đặt bộ chỉ huy.
Năm 1898 giáo dân xây ngôi Thánh đường trên đồi Bửu Châu dâng kính Đức Mẹ mang tước hiệu Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu. Ngày 31/5/71 Đức Giám Mục Phêrô Maria Phạm ngọc Chi đã chọn Trà Kiệu làm Trung Tâm Thánh Mẫu của Giáo Phận Đà Nẵng và 3 năm một lần Đại hội hành hương được tổ chức. Năm 2013 Đại Hội long trọng diễn ra trong 3 ngày 29,30, 31/5 Mừng kính 128 năm Mẹ hiện ra và kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Phận.

Xem thêm: Tìm hiểu về cuộc đời Đức Mẹ Maria qua sách Thần Đô Huyền Nhiệm

3. Đức Mẹ Núi Cúi
– Địa điểm: Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi là một địa điểm hành hương Công giáo lớn tại Việt Nam. Nằm tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, trung tâm này thuộc Giáo phận Xuân Lộc. Đây được coi là trung tâm hành hương Công giáo lớn nhất tại Việt Nam với quảng trường có sức chứa trên 100.000 người.
- Sự tích: Tượng Đức Mẹ Núi Cúi là một biểu tượng nổi tiếng trong cộng đồng Công giáo tại Việt Nam. Tương truyền, vào năm 1790, khi đất nước đang dưới ách cai trị của nhà Nguyễn, một cô gái tên Hạnh đã tình cờ phát hiện ra một chiếc hộp gỗ rất lớn khi đang làm ruộng tại khu vực núi cao tại Đồng Nai. Khi người phụ nữ mở hộp ra, phát hiện bên trong có một tấm bia đá khắc hình một người phụ nữ tay cầm Đức Giáo Hoàng Innocenzo XI và một đứa trẻ sơ sinh. Chữ trên tấm bia được viết bằng tiếng Pháp và cho biết rằng đây là hình ảnh của Mẹ Maria và Đức Giáo Hoàng Innocenzo XI. 
Sau khi phát hiện tấm bia đá, người phụ nữ này đã dùng tiền của chính mình xây dựng lên 1 đền thờ để thờ phụng bức tượng Đức Mẹ Maria. Ngày nay, khu đền thờ này đã trở thành một trong những trung tâm hành hương quan trọng bậc nhất, thu hút đông đảo khách du lịch và người mộ đạo hành hương vào mỗi năm. 
-Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi nổi bật với bức tượng Đức Mẹ Maria cao 50 mét, trong đó phần tượng cao 33 mét và phần đế cao 17 mét, hiện là bức tượng Đức Mẹ lớn nhất Việt Nam.

Xem thêm: Lịch Giờ Thánh Lễ Hằng Ngày tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi

4. Đức Mẹ Tà Pao
– Địa điểm: Tà Pao thuộc xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, Giáo Phận Phan Thiết.
Tà Pao theo tiếng dân tộc K’Ho nghĩa là giấc mơ đẹp.
-Sự tích: 1950 nhân dịp Đại hội Thánh Mẫu Toàn Quốc kỷ niệm 100 Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. TT Ngô đình Diệm  chỉ thị Phủ Tổng ủy dinh điền cho xây 5 tượng đài kính Đức Mẹ vào những năm 59, 60 và 61 tại Giang Sơn (Đắc lắc)- Thác Mơ (Phước Long)- Phương Hoàng (Kontum)- Trinh Phong (Ninh Thuận) và Tà Pao (Bình Tuy nay là Bình Thuận).
Ngày 8/12/59 Lễ cung hiến Thánh Tượng Đức Mẹ Tà Pao do Đức Cha Marcello Piquet cử hành với sự tham dự đông đủ các Linh Mục, Tu sĩ và hàng ngàn giáo dân.
Từ năm 1964 đến 1975, vì chiến tranh giáo dân lưu lạc khắp nơi, Tượng Đức Mẹ bị bể nát và bỏ quên. Mãi đến năm 1991 Đức Cha Nicôla Huỳnh văn Nghi Giám Mục Phan Thiết mới cho trùng tu lại Tượng Đức Mẹ. Ngày 29/9/99 ba em nhỏ đã trông thấy Đức Mẹ hiện ra bay về phía sau núi và theo lời tường thuật một số đông dân chúng trong đó có cả phóng viên nước ngoài đã được chứng kiến hiện tượng mặt trời quay như ở Fatima và đã chụp hình quay phim hiện tượng này. Tuy những hiện tượng trên chưa được Giáo hội chính thức công bố, nhưng lòng nhiệt thành tin tưởng của giáo dân vào quyền năng của Đức Mẹ không suy giảm, nên đoàn người vẫn lũ lượt đổ về Tà Pao cầu xin ơn lành.
Công trình xây dựng Tượng đài kính Đức Mẹ đã hoàn tất ngày 13/5/07 và Giáo phận Phan Thiết năm 2009 đã long trọng Kỷ niệm 50 (1950- 2007) đặt Tượng Đức Mẹ trên đỉnh Tà Pao.

Xem thêm: Sách - Mầu nhiệm đức Maria – Thánh Mẫu học

5. Đức Mẹ Măng Đen
– Địa điểm: Măng Đen tên bản thượng của dân tộc Thiểu số thuộc xã Đắc Long, huyện Kon Plong, tỉnh Kontum, Giáo Phận Kon tum.
– Sự tích: Năm 1971 Linh Mục Tôma Lê thành Ánh trao tặng tiền đồn Măng Đen 1 Tượng nguyên mẫu Đức Mẹ Fatima. Nhưng đến năm 1974 tiền đồn do hỏa lực chiến tranh tàn phá phải triệt bỏ và Tượng Đức Mẹ bị lãng quên…Đầu thập niên 1980, chính phủ CSVN thành lập các vùng kinh tế mới, người dân đã phát hiện ra Tượng  Đức Mẹ nhưng không quan tâm đến. Mãi đến năm 2004 khi thi công mở Quốc lộ 24, một công nhân Công giáo đã mang Tượng Đức Mẹ về phục chế vì đã mất đầu và hai tay.Phần đầu phục chế được, nhưng hai tay sau nhiều lần cố ráp nối vẫn lại rời ra, nên để nguyên Tượng Đức Mẹ cụt tay như ta thấy ngày nay.
Ngày 9/12/07, Đức Cha Micae Hoàng đức Oanh Giám Mục Kontum  cùng với các Linh Mục, Tu sĩ và 2000 giáo dân dâng Thánh lễ trọng kính Đức Mẹ tại đây và hàng năm Giáo phận Kontum lấy ngày 9/12 là ngày Đại hội Hành hương kính Mẹ Măng Đen.
Ngày 10/9/11, Đức Tổng Giám Mục Sứ Thần Tòa Thánh Leopoldo Girelli  được Đức Cha Hoàng đức Oanh hướng dân đến kính viếng và chủ trì Thánh lễ Tôn kính Đức Mẹ và Ngài hết sức xúc động nói với giáo dân:”Hãy cho Mẹ mượn bàn tay để giúp đỡ mọi người!”. Ý nguyện của Đức TGM và Đức Cha giáo phận cùng con cái muốn nhận Đức Mẹ là Quan Thày Người Khuyết Tật.

Xem thêm: Sách - Những điều kỳ diệu của Lộ Đức

6. Đức Mẹ La Mã Bến Tre
– Địa điểm: Nhà thờ La Mã thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, Giáo Phận Vĩnh Long. Lã Mã là họ Bầu Dơi xưa kia, được Đức Giám Mục Phêrô Mactinô Ngô đình Thục đặt tên ngày 11/11/1949.
– Sự tích: Năm 1930 Lm Luca Sách chánh xứ Cái Bông khi thành lập họ đạo Sơn Đốc đã tặng nhà thờ ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. 1947 giáo dân phải tản cư vì chiến tranh.Đầu năm 1950 ông trùm họ đạo mang ảnh Đức Mẹ về giao cho con trai cất giữ. Ngày 2/2/50 quân Pháp bố ráp vùng Bầu Dơi, có người chạy đem theo ảnh Đức Mẹ nhưng dọc đường sợ hãi ném xuống sông.
Ba tháng sau ngày 5/5/50, một phụ nữ đạo Cao Đài đi mò cua bắt ốc vô tình vớt được ảnh, nhưng đã bị lu mờ vì bùn bám đầy. Chính con trai ông trùm xin lại ảnh đem về lau chùi sạch sẽ, nhưng vẫn không lộ hình nên không thể thờ kính, bèn gác trên mái nhà. Khi ông trùm sang giúp con dọn dẹp nhà thấy tấm hình, ông la rày và đem ảnh về đặt trên bàn thờ. Tháng 10/50 chiến tranh lại bùng nổ, dân làng Bầu Dơi chạy trốn chỉ còn hai cha con ông trùm núp sau bàn thờ luôn miệng cầu xin Đức Mẹ phù hộ. Chiến cuộc chấm dứt, nhà cưa bị hư hại, nhưng tủ thờ còn nguyên vẹn.
Ông ngước nhìn lên ảnh thì thấy hình Đức Mẹ hiện rõ. Hôm sau, nhiều người trong họ đạo đã được chứng kiến hiện tượng lạ này. Ngày 20/6/51 họ đạo La Mã đã long trọng rước Đức Mẹ về nhà thờ với sự tham dự đông đảo giáo dân cùng một số tín đồ các tôn giáo khác.
Qua bao năm tháng, người người nô nức đổ về cầu xin dưới chân Mẹ Hằng Cứu Giúp và đã nhận được nhiều ơn lành.
Ngày 5/5/13 Giáo Phận Vĩnh Long đã tổ chức trọng thể kỷ niệm 63 năm (5/5/50- 5/5/13) tìm lại Linh Ảnh Mẹ. Đức Cha Tôma Nguyễn văn Tân chủ lễ cùng 33 Linh Mục đồng tế và hàng chục ngàn giáo dân, du khách, dòng tu, đại diện Cộng đoàn nhiều Giáo Phận về tham dự.

Xem thêm: Tuần cửu nhật kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

7. Đức Mẹ Bãi Dâu
– Địa điểm: Đức Mẹ Bãi Dâu là một biểu tượng tôn giáo quan trọng trong Công giáo Việt Nam, nằm trên sườn Núi Lớn, thành phố Vũng Tàu. 
- Lịch sử của Đức Mẹ Bãi Dâu bắt đầu từ năm 1926, khi khu vực này được gọi là Vũng Mây và thuộc sở hữu của một giáo dân tên là Lê Hữu Lương. Sau đó, khu đất này được chuyển nhượng cho ông bà Nguyễn Hồng Ân, người đã xây dựng một nhà nguyện nhỏ tại đây và dâng đất cho Hội Thừa Sai Paris vào năm 1927.
Năm 1962, linh mục Phaolô Nguyễn Minh Tri đã xây dựng tượng đài Đức Mẹ Ban Ơn cao 7 mét trên sườn núi. Tượng đài này được Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình làm phép khánh thành vào năm 1963. Sau khi Giáo phận Xuân Lộc được thành lập, Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn đã công bố Bãi Dâu là trung tâm Thánh Mẫu của giáo phận3.
Năm 1992, tượng Đức Mẹ Bãi Dâu màu trắng cao 25 mét, nặng gần 500 tấn, được xây dựng trên sườn Núi Lớn, hướng ra biển. Tượng đài này được khánh thành vào ngày 31 tháng 12 năm 1994.

Xem thêm: Giờ lễ Đức Mẹ bãi Dâu - Hành Hương Đức Mẹ Bãi Dâu

8. Đức Mẹ Sao Biển
– Địa điểm: Ngã ba đường Võ Nguyên Giáp - Phan Tứ, P.Bắc Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn, Tp.Đà Nẵng.​
- Lịch sử: Đền Mẹ Sao Biển tại biển Mỹ Khê, Đà Nẵng, gắn liền với sự kiện kỳ diệu từ siêu bão Xangsane vào tháng 10 năm 2006. Khi tâm bão đổ bộ vào Đà Nẵng với sức gió 120-130 km/h, khu vực ven biển bị tàn phá nặng nề. Tuy nhiên, tượng Đức Mẹ Sao Biển được đặt trên kệ đá sơ sài vẫn không hề bị ảnh hưởng. Sự kiện này đã khiến người dân, bao gồm cả những người không theo đạo Công giáo, kéo đến khu vực mỗi ngày để cầu khấn và dâng lễ.​
- Điều kỳ diệu là bức tượng không chỉ không bị cơn bão tác động, mà ngay cả tấm che tạm bợ trên đầu tượng cũng không hề hấn gì. Trước dấu ấn này, chính quyền Đà Nẵng đã thay đổi kế hoạch sử dụng khu đất, chuyển đổi thành một công viên biển và xây dựng mới đền Đức Mẹ Sao Biển, gần vị trí ban đầu của tượng. Từ đó, đền trở thành điểm hành hương nổi tiếng, thu hút nhiều người đến cầu nguyện và chiêm bái.​

9. Đức Mẹ Giang Sơn (Đắk Lắk)
– Địa điểm: QL27, Yang Reh, Krông Bông, Đắk Lắk.​
- Lịch sử: Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, từ năm 1959 đến 1961, tại nhiều giáo phận ở Việt Nam, 5 tượng đài Đức Mẹ đã được xây dựng: Đức Mẹ Phượng Hoàng (Pleiku), Đức Mẹ Trinh Phong (Ninh Thuận và Lâm Đồng), Đức Mẹ Tà Pao (Bình Thuận), Đức Mẹ Thác Mơ (Bình Phước), và Đức Mẹ Giang Sơn (Buôn Ma Thuột). Các tượng đài này cùng với Đức Mẹ La Vang và Đức Mẹ Trà Kiệu tạo thành "Chòm Sao Bắc Đẩu," với ngôi sao sáng nhất là Đức Mẹ La Vang, tượng trưng cho sự soi dẫn của Đức Mẹ cho giáo dân. Mỗi tượng đài được đặt tại vị trí chiến lược trong giáo phận, trên các ngọn đồi, đèo, và điểm cao đặc biệt, thể hiện ý nguyện đặt mọi sự dưới sự bảo trợ và dẫn dắt của Mẹ Maria.​
- Giống như chòm sao Bắc Đẩu dẫn đường cho các con tàu trên biển, các tượng đài Đức Mẹ này là dấu chỉ và sự soi sáng cho người tín hữu Công giáo. Tước hiệu "Đức Mẹ như Sao Mai sáng vậy" được gán cho Đức Mẹ trong kinh cầu nhằm ca ngợi Mẹ như một ngôi sao hy vọng và người hướng dẫn tinh thần. Các địa điểm hành hương này vẫn thu hút đông đảo tín hữu về tôn vinh Mẹ, xin ơn và tìm kiếm sự bình an giữa những thăng trầm cuộc sống.​

10. Đức Mẹ Thác Mơ (Bình Phước)
– Địa điểm: Đ. Nguyễn Tất Thành, Thác Mơ, Phước Long, Bình Phước.​
- Lịch sử: Đền Thánh Đức Mẹ Thác Mơ nằm trên một ngọn đồi dưới chân núi Bà Rá, thuộc phường Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Trung tâm này được khánh thành vào ngày 8 tháng 12 năm 1958, nhân dịp lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, do Đức Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi thực hiện. Trải qua chiến cuộc năm 1975, tượng Đức Mẹ bị hư hỏng và khu vực trở nên hoang phế trong một thời gian dài. Năm 1991, với sự đến mục vụ của hai cha Phaolô Võ Quốc Ngữ và Micae Trần Thế Hải, chương trình hành hương tại đây bắt đầu được tái lập. Năm 2006, Trung tâm được nâng lên thành Trung tâm Hành hương cấp giáo phận, tiếp tục thu hút đông đảo tín hữu đến kính viếng Mẹ mỗi năm.​
- Từ năm 1995, trung tâm liên tục được trùng tu và phát triển để trở thành điểm hành hương khang trang. Năm 2018, sau khi được chấp thuận cấp phép xây dựng, công trình xây dựng Trung tâm được tiến hành khẩn trương. Tượng đài mới của Đức Mẹ được làm lớn hơn, với lễ đài, tháp chuông, và nhà nguyện mới, cùng quảng trường rộng lớn để đón khách hành hương từ khắp nơi. Đức Mẹ Thác Mơ được các tín hữu kính mến vì sự che chở và đồng hành, đặc biệt trong những thời khắc gian nan.​

11. Đức Mẹ La Vang Bảo Lộc (Đức Mẹ Hồng Ngọc)
– Địa điểm: Đức Mẹ La Vang tại Bảo Lộc còn gọi là Đức Mẹ Hồng Ngọc nằm tại phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
– Đức Mẹ La Vang tại Bảo Lộc là một trung tâm hành hương quan trọng thuộc Giáo phận Đà Lạt. Trung tâm này được xây dựng để tôn kính Đức Mẹ La Vang, một biểu tượng quan trọng trong đức tin Công giáo Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 13 tháng 4, nhiều tín hữu từ khắp nơi đổ về đây để tham dự các nghi lễ và cầu nguyện.

Xem thêm: Những ngày lễ trong năm mừng kính Đức Mẹ Maria

Sachconggiao.vn sưu tầm


Bình luận


Tin tức khác
» Những hình ảnh về Đức Mẹ Maria trên thế giới
» Nguồn gốc và ý nghĩa lời kinh nguyện Giêsu-Maria-Giuse
» Danh ngôn về Đức Mẹ Maria
» Vì sao chúng ta mừng lễ Giáng Sinh ngày 25 tháng 12?
» Con tàu Noah có thật không?
» Nguồn gốc lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội
» Những câu hỏi và giải đáp thắc mắc về Mùa Vọng
» Làm thế nào để trẻ yêu thích tham dự Thánh Lễ?
» Cầu nguyện gì trong đêm Giáng Sinh
» EMMANUEL có ý nghĩa gì?


Hotline (24/7)

Messages

Chat Zalo

Liên hệ