Một số thắc mắc chúng ta thường gặp trong nghi thức Công Giáo mà đôi khi bị các bạn bè ngoài Công Giáo hỏi thì thấy hơi lung túng. Tìm tòi nhiều tài liệu thấy được đáp số nên chia sẻ với quí bạn đọc. Các đấng bậc thấy còn thiếu sót hay sai lầm xin chỉ giáo để bổn đạo chúng tôi biết rõ hơn đồng thời cắt nghĩa cho những người không phải Công Giáo hiểu. Chân thành cám ơn.
1- Tại sao chúng ta không hát “Alleluia” trong Mùa Chay?
Tiếng Alleluia và Gloria là những tiếng ca vui mừng. Alleluia là tiếng hát đầu tiên của mùa Phục Sinh. “Chúa đã sống lại, Alleluia!”.Mùa chay là thời gian thống hối diễn tả sự buồn rấu vì tội lỗi mình đã làm chúa Giêsu phải chết trên thập giá. Thay vì hát bài ca vui mừng Alleluia, chúng ta hát những bài ca khác để nhận biết chúa Giêsu là Thiên Chúa. Trong mùa Chay, chúng ta chuẩn bị tâm hồn để sẵn sàng hát Alleluia vào Chúa Nhật Phục Sinh. Trong cả hai mùa Vọng và mùa Chay, chúng ta đều không hát “Gloria” vì đó là bài ca vui mừng.
Xem thêm: Vì sao phải che phủ Thánh Giá và tượng ảnh thánh trong Tuần Thánh
2- Tại sao trong lễ cưới, vị linh mục không hỏi người cha của cô dâu câu hỏi: “Ai cho phép cô/chị này lấy anh chàng này?”
Theo truyền thống của Hoa Kỳ, người cha sẽ dẫn con gái mình (cô dâu) lên trao cho chú rể trước bàn thờ rồi đi xuống để linh mục làm nghi thức hôn phối. Đúng nguyên tắc của hôn nhân CG, hai bên cô dâu chú rể thỏa thuận đồng ý lấy nhau chứ không do ai khác cả. Nghi thức Công Giáo luôn luôn phản ảnh thực tế đó. Ngay cả trong thời gian hai bên nhà trai và nhà gái dàn xếp với nhau thì cô dâu chú rể cũng hoàn toàn tự do, do đó không có vấn đề ai cho phép ai cưới nhau nên linh mục không hỏi cha cô dâu câu hỏi như vậy.
3- Giáo Hội với vấn đề Hỏa Táng và Trải Tro lên trời hay xuống biển….
Hồi xưa Giáo Hội cấm hỏa táng vì lúc bấy giờ ở Âu Châu có phong trào khuyến khích hỏa táng, một hình thức không tin vào giáo lý là xác loài người ngày sau sẽ sống lại. Sau này vì không phải là một phong trào phổ quát nên năm 1963 Giáo Hội đã thay đổi luật, cho phép được Hỏa Táng nhưng không có nghĩa là quảng bá chủ thuyết không tin xác loài người ngày sau sống lại. Do đó chôn xác xuống lòng đất vẫn là phương cách ưa thích hơn, dù hỏa táng vẫn được phép. Trường hợp hỏa táng, tro vẫn có thể được mang vào nhà thờ để làm lễ như là xác vậy.
Chôn tro xuống đất cũng là phương cách tốt nhất. Trải tro lên trời hay xuống biển v.v…là những trường hợp hiếm hoi như để tránh bị tò mò phá phách nơi chôn cất. Nếu trải tro thì cũng phải thi hành trong bầu khí nghiêm chỉnh và kính trọng thực sự.
4- Chúng ta có được tự mình lấy nước thánh chúc lành cho mình khi vào và rời nhà thờ không? Làm dấu Thánh Giá và bái gối khi vào và lúc rời ghế nhà thờ có hợp lệ không?
Theo tục lệ cổ truyền Công Giáo thì được phép lấy nước thánh chúc lành cho mình khi vào và lúc rời nhà thờ. Bái gối khi làm dấu Thánh Giá thì tùy nghi, thích thì làm không thì thôi. Bái gối và làm dấu thánh giá chẳng có liên hệ gì với nhau, do đó có thể bỏ qua.
Xem thêm: Dấu Thánh Giá là gì? Ý nghĩa việc làm Dấu Thánh Giá?
5- Tại sao khi đọc kinh Lạy Cha, cộng đoàn lại ngừng lại vào lúc kết thúc kinh để cho linh mục thêm phần của ngài vào rồi mới kết thúc?
Phần linh mục đọc tiếp theo kinh Lạy Cha khi chúng ta ngừng, không phải là cắt đoạn kinh Lạy Cha nhưng là phần nối tiếp của kinh. Lời tung hô chúng ta đọc tiếp lời linh mục: “Vì Chúa là vua uy quyền và vinh hiển muôn đời” không bao giờ thuộc về kinh Lạy Cha. Vào thời cải cách ở bên Anh người ta chuyển dịch sai, nên câu “Xin cứu chúng tôi cho khỏi sự dữ” đã bị bỏ đi, và lời tung hô được đặt liền vào kinh Lạy Cha. Theo thời gian, lời tung hô này trở thành một phần của kinh Lạy Cha, mà bên Tin Lành và Thệ Phản ngày nay vẫn thường dùng.
6- Tại sao linh mục lại được làm phép Thêm Sức trong khi chỉ có Giám Mục làm mà thôi? Cái tát nhẹ vào má người nhận bí tích Thêm Sức có ý nghĩa gì?
Linh mục luôn luôn được phép làm Thêm Sức trong trường hợp khẩn cấp, do đó theo nguyên tắc, quyền làm phép Thêm Sức không chỉ dành riêng cho hàng giám mục. Nhưng trong thực tế thì Giám Mục vẫn làm, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Trong những năm gần đây, giám mục thường ủy quyền cho linh mục một cách rộng rãi hơn như ở Tổng Giáo Phận Atlanta, tất cả các cha xứ đều được phép làm Thêm Sức thay cho đức Tổng.
Chủ tế tát nhẹ vào má người chịu phép Thêm Sức (tượng trưng cho sức mạnh của kẻ thù) sau Công Đồng Vatican II không còn dùng nữa vì nó chẳng nói lên được bản tính thực của bí tích mà chính là do Chúa Thánh Thần trợ sức giúp cho người chịu bí tích sống ơn gọi người Kito hữu một cách tích cực và mạnh mẽ. Tuy nhiên hiện nay vẫn thấy có Giám Mục tát nhẹ vào má trẻ chịu phép sau khi hoàn thành bí tích.
7- Tại sao lại rung chuông trong khi Dâng Mình Thánh? Có người nói rằng trước kia khi chưa có/dùng microphones, thì phải rung chuông để cho bổn đạo biết đây là giây phút rất quan trọng của Thánh Lễ.
Rung chuông là một tục lệ đã có từ lâu. Thời còn làm lễ bằng tiếng Latin thì linh mục nói thầm, lúc đó cũng chưa dùng microphones. Chuông rung một lần khi linh mục dơ tay trên chén thánh trước khi truyền phép bánh thánh. Đây là dấu hiệu báo cho cộng đoàn biết giây phút truyền mình và máu thánh Chúa bắt đầu. Đoạn khi linh mục đọc lời truyền, linh mục bái gối rồi đưa bánh Thánh/ Chén Thánh lên cao cho mọi người trông thấy, rồi lại bái gối nữa. Chuông rung mỗi lần linh mục làm như vậy, thành thử là chuông rung 3 lần tất cả.
Ngày nay, thánh lễ làm bằng tiếng bản xứ và linh mục nói lớn tiếng cho mọi người nghe và, rung chuông -nơi một số xứ đạo- vẫn tiếp tục truyền thống xưa hơn là như thực hành ngày nay.
Tìm hiểu thêm về những giải đáp thắc mắc trong sách Giải đáp những thắc mắc về Đạo Công Giáo – 300 câu hỏi thường gặp nhất
Sách đang được bán trong Tủ sách giải đáp thắc mắc Công Giáo tại NHÀ SÁCH CÔNG GIÁO VIỆT NAM
8- Tại sao và khi nào chúng ta phải bái gối?
Bái gối là dấu chỉ tôn kính Mình Thánh Chúa. Vì vậy theo tục lệ và phải lẽ chúng ta nên bái gối khi bước chân vào và ra khỏi nhà thờ có mình Thánh Chúa ngự trong nhà tạm.
Bái gối cũng là một cử chỉ thích hợp để tỏ lòng kính mến Chúa Giêsu. Khi đọc kinh Tin Kính đến chỗ “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người”, mọi người phải bái gối vào Lễ Truyền Tin (ngày 25 tháng 3) và Lễ Giáng Sinh. Trong các ngày lễ khác thì chỉ cần cúi đầu thôi.
Xem thêm: Sách - 101 câu hỏi và giải đáp về phụ nữ trong tân ước
9- Tại sao người Công Giáo và một số Kito hữu lại làm Dấu Thánh Giá?
Làm dấu Thánh Giá là cử chỉ thường thấy nơi người Công Giáo và Chính Thống Giáo (Orthodox), một dấu chỉ tỏ lòng kính mến, nhớ lại và tin rằng Chúa Giêsu chịu chết trên Thập Giá để cứu chuộc nhân loại. Nơi các giáo hội khác, người ta không còn làm dấu thánh giá nữa từ sau thời kỳ cải cách.
10- Tại sao chúng ta tin và cầu nguyện các Thánh ?
Các Thánh là những vị ở trên thiên đàng. Các ngài có một liên hệ mật thiết với Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng các ngài là những vị trung gian rất có quyền thế giữa chúng ta và Thiên Chúa, có thể trình bày những nhu cầu thiết yếu của chúng ta lên Thiên Chúa.
11- Tại sao chúng ta gọi các linh mục là “Cha” ?
Đây là vấn đề rất nổi cộm có những lúc gây tranh cãi rất hăng say không những giữa người Công Giáo với nhau mà còn, nhất là giữa người Công Giáo và những người ngoài Công Giáo. Chúng ta có thể thấy rất nhiều lý lẽ về danh xưng “cha” trên internet. Nhưng nói gọn và căn bản, chúng ta mở sách Tân Ước sẽ thấy truyền thống của thánh Phêro, Phaolo và Gioan, tất cả các ngài khi nói với các tin hữu đều viết / gọi họ là “con”. Hiển nhiên điều đó ám chỉ các ngài là“Cha Tinh Thần / Linh Hồn” mà thôi.
12- Phải giữ chay tịnh thế nào trước khi chịu lễ và tại sao phải làm như vậy?
Giữ chay tịnh để chịu lễ là có mục đích hướng lòng mình đặc biệt về điều quan trọng mình sẽ làm là sẽ nhận Mình Thánh Chúa. Hồi xưa, chay tịnh phải giữ từ nửa đêm trước ngày chịu lễ. Sau này giảm xuống 3 giờ không được ăn và uống, bây giờ thì 1 giờ không ăn thức ăn và nước uống, ngoại trừ phải uống thuốc.
Đối với giáo dân, chạy tịnh là 1 giờ trước khi nhận Mình Thánh Chúa, không phải 1 giờ trước thánh lễ. Điều này áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác. Trường hợp đặc biệt già yếu quá sức thì chay tịnh 1 giờ cũng được miễn.
Xem thêm: 77 Ân Sủng khi mọi người tham dự Thánh Lễ sốt sắng
13-Ai thắp đèn nhà tạm? Đèn này có thắp sáng khi mình Thánh Chúa để ở trong Nhà Nguyện Thánh Mary không ?
Đèn truyền thống ngày xưa được đốt sáng bằng sáp ong. Đèn về Chúa Thánh Thần thì là đèn điện, luôn luôn được chiếu sáng khi có Mình Thánh Chúa trong nhà tạm. Đèn sẽ tắt đi khi Mình Thánh Chúa được đặt trong nhà nguyện thánh Mary vào 3 ngày Chúa Giêsu chịu chết.
14- Mục đích của tấm bìa mà linh mục đặt trên chén thánh khi đọc lời nguyện truyền Mình và Máu Thánh Chúa?
Tấm bìa bọc vải đặt trên chén thánh đã được dùng từ nhiều thế kỷ. Mục đích là để tránh bụi hay vật gì rơi vào trong chén thánh. Cho đến sau thời kỳ cải cách tiếp nối Cồng Đồng Vatican II, lễ nghị phụng vụ vẫn đòi hỏi phải giữ tấm bìa đó, trừ lúc dâng mình thánh và chịu lễ. Đòi hỏi này đã được bỏ đi. Vì vậy bây giờ trên thực tế thì tùy theo linh mục chủ tế. Một số linh mục vẫn thích cách thực hành cũ.
15-Lấy tay làm Dấu Thánh Giá trên trán, trên miệng và trên ngực trước khi đọc Phúc Âm thì có ý nghĩa gì?
Cử chỉ này phản ảnh lời chúc lành mà thày phó tế nhận trước khi tuyên đọc Tin Mừng: “Chớ gì Thiên Chúa ở trong tâm trí thầy, môi miệng thầy và tâm hồn thầy khi thầy tuyên đọc Phúc Âm” .
16- Giáo dân có phải quì gối sau khi chịu lễ đến khi Mình Thánh Chúa được đặt lại vào nhà tạm không?
Theo thường lệ thì phải quì gối cho đến khi Mình Thánh Chúa được đặt lại vào nhà tạm. Mục đích là để tỏ lòng kính mến và suy niệm cùng cầu nguyện trong thầm lặng hoặc hát thánh ca cảm tạ Chúa. Nhưng cũng có thể ngồi được.
Xem thêm: Sách - 7 bí mật về bí tích Thánh Thể
17- Trên cung thánh có một ngọn đèn đốt sáng là ý nghĩa gì?
Gần nhà tạm có một ngọn đèn gọi là Đèn Cung Thánh (Sanctuary Lamp) được đốt sáng khi có Mình Thánh Chúa ở trong nhà tạm.
18- Tại sao Chúa Giêsu “tự mình lên” thiên đàng và Đức Mẹ thì “được đưa lên” thiên đàng? Có gì khác đặc biệt giữa 2 cách lên thiên đàng đó không?
Đức Giêsu là Thiên Chúa nên Người tự mình lên thiên đàng do quyền năng của chính Người. Còn Mẹ Maria không phải là Thiên Chúa, nên Mẹ được chúa Giêsu đưa lên thiên đàng.
Xem thêm: Lịch sử và ý nghĩa Tháng Hoa kính Đức Mẹ
19- Khi nhúng tay vào nước thánh rồi làm dấu Thánh Giá là ý nghĩa gì?
Cử chỉ đó nhắc lại Phép Rửa Tội của chúng ta trong Chúa Kito, đấng làm cho chúng ta trở nên thành viên của Giáo Hội và thân thể Chúa Giêsu Kito.
20- Tại sao linh mục lại lau sạch chén thánh ở ngay trên bàn thờ?
Chén thánh có thể được lau sạch ở bàn thờ hay ở cái bàn kế cận, hoặc có thể lau sau thánh lễ. Năm 2007 Tòa Thánh đưa ra một chỉ dẫn là nghi thức lau sạch chén thánh phải do linh mục, phó tế hay một thừa tác viên chỉ định. Ngày nay vì có quá nhiều thừa tác viên Thánh Thể giúp linh mục trong thánh lễ nên nghi thức lau chén thánh có thể thực hiện trên bàn thờ và sau thánh lễ một vị thừa tác viên đặc biệt sẽ hoàn thành việc đó tất cả các chén thánh một cách cẩn thận hơn.
Xem thêm: Nên tặng quà gì cho tân linh mục - Gợi ý những món quà tặng cho các Linh Mục
21- Tại sao lại phải giang hai tay hoặc cầm tay nhau khi đọc kinh Lạy Cha trong giờ lễ?
Việc giang hai tay chẳng đúng mà cũng chẳng sai đối với giáo dân, ngoại trừ linh mục chủ tế. Linh mục chủ tế giang hai tay là một cử chỉ đúng và thích hợp khi cầu nguyện. Theo truyền thống khi nhiều người cùng nhau đọc kinh cầu nguyện chung (orans) thì họ cầm tay nhau. Cũng có một số người thích giang hai tay hay cầm tay nhau khi đọc kinh Lạy Cha, và có những nơi cả cộng đoàn cùng làm như vậy. Nếu là người cùng gia đình hay bạn bè thân thích làm như vậy thì tốt thôi. Nhưng nên nhớ cầm tay nhau không phải là một nghi thức phụng vụ. Nếu bạn thích làm vậy khi đọc kinh Lạy Cha thì nên cẩn thận và tế nhị, có thể người bên cạnh bạn không thích chuyện đó.
22- Tại sao, khi đọc kinh Tin Kính, giáo sĩ và một số giáo dân lại cúi đầu khi đọc tới câu “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người”?
Theo truyền thống của Giáo Hội từ nhiều thế kỷ nay, bái gối là để tỏ lòng kính trọng.
Bái gối khi đọc đến câu đó là nhớ lại mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu xuống thế làm người, chịu chết cứu chuộc nhân loại. Ngày nay bái gối chỉ thực hành vào ngày lễ Giáng Sinh và lễ Truyền Tin (25 tháng 3), ngoài ra chỉ cần cúi đầu thay vì bái gối.
Fleming Island, Florida
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Sachconggiao.vn sưu tầm