15 Sự khác biệt giữa Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành
Nhiều bạn Đạo Công Giáo chúng ta luôn thắc mắc về sự khác biệt về Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành, và đâu là sự khác biệt. Đôi khi bạn đi xa gặp 2 Nhà Thờ Công Giáo và Nhà Thờ Tin Lành thì làm sao để nhận biết và ứng xử ra sao. Bài viết này sẽ chỉ ra 15 sự khác biệt giữa Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành.
Bài viết này sẽ không nói sâu về Đạo Công Giáo chúng ta vì chúng ta đã biết mà chỉ nêu ra một số điểm cơ bản về sự khác nhau giữa Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành để mọi người hiểu thêm.
Đạo Tin Lành có rất nhiều tổ chức và hệ phái khác nhau, nhưng nhìn chung, họ đều có sự thống nhứt về nội dung và các nguyên tắc chính.
Nếu so sánh Đạo Tin Lành và Công giáo về các phương diện như : Giáo lý, Luật pháp, Lễ nghi, và Tổ chức thì chúng ta thấy có những điểm tương đồng và những điểm dị biệt kể ra sau đây :
1. Kinh Thánh.
- Hai đạo đều lấy Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước làm nền tảng Giáo lý.
- Đạo Tin Lành không tin tưởng những điều nào ngoài Kinh Thánh.
- Công giáo cho rằng, ngoài Kinh Thánh còn có các văn bản khác không kém phần quan trọng là các Nghị quyết của các Công Đồng Chung, các Thông điệp và Sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng.
- Đạo Công Giáo tin nhận tất cả 64 quyển Kinh Cựu Ước, trong khi Đạo Tin Lành chỉ tin nhận 39 quyển trong Cựu Ước.
2.Cơ sở pháp lý:
- Đạo Công Giáo coi Kinh Thánh, các nghị quyết Cộng đồng và quyết định của Giáo Hoàng là cơ sở pháp lý.
- Đạo Tin Lành cho rằng Kinh Thánh là chuẩn mực căn bản và duy nhất của giáo lý và đức tin.
Xem thêm: Đức Giáo Hoàng là ai?
3.Về phương diện tổ chức
- Đạo Tin Lành không lập ra một Tổ chức Giáo Hội Trung Ương như Công giáo, mà lại xây dựng nhiều Giáo hội riêng rẽ, độc lập và tự trị. Dưới Giáo Hội là các Chi Hội. Đại Hội các cấp của Giáo Hội Tin Lành được gọi là Đại Hội Đồng, có toàn quyền quyết định các công việc của toàn Giáo Hội.
4.Sử dụng kinh:
- Đạo Công Giáo chủ yếu sử dụng hai loại kinh Nguyện và kinh Bổn (sách giáo lý) trong sinh hoạt tôn giáo.
- Đạo Tin Lành chỉ sử dụng Kinh Thánh trong sinh hoạt tôn giáo.
5.Đức Mẹ Maria:
- Đạo Công Giáo tin Đức Mẹ Maria đồng trinh trọn đời và tôn sùng Đức Mẹ Maria.
- Đạo Tin Lành chỉ xem Mẹ Maria đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê-su và chỉ coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô, nên chỉ tôn trọng chứ không tôn kính Mẹ Maria như Công giáo.
Xem thêm: Những tước hiệu của Đức Mẹ Maria
6.Các Tông Đồ, Thiên sứ
- Đạo Công Giáo đề cao tôn sùng các Thánh.
- Đạo Tin Lành tin có Thiên sứ, có Thánh Tông đồ, các Thánh Tử đạo, và các Thánh khác, nhưng không tôn kính họ như Đạo Công Giáo. Đạo Tin Lành chỉ kính trọng và noi gương các Thánh, không đề cao, tôn sùng.
- Đạo Tin Lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng, không tôn sùng và thực hiện việc hành hương đến Thánh địa Jérusalem, Núi Sinai, Đền Thánh Phêrô và Phaolô.
7.Hành hương:
- Đạo Công Giáo chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh để được ơn phúc.
- Đạo Tin Lành không chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh.
Xem thêm: Sách - Giáo lý hội thánh Công Giáo
8.Cầu nguyện.
- Đạo Công giáo sử dụng các bài kinh đã soạn sẵn, sử dụng tràng hạt, quỳ lạy và làm dấu thánh để cầu nguyện.
- Đạo Tin lành lại tự cầu nguyện bằng cách bày tỏ nguyện vọng của mình với Thiên chúa, không sử dụng tràng hạt, quỳ lạy và làm dấu thánh.
9.Linh Mục
- Giáo sĩ của Đạo Tin Lành chỉ có 2 bậc : Mục Sư và Truyền Đạo (cũng gọi là Giảng Sư). Giáo sĩ Tin Lành được phép có vợ và con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình bình thường như bao nhiêu người khác, không buộc phải giữ độc thân như các Linh Mục Công giáo.
- Tín đồ Đạo Tin Lành, muốn lên làm Mục Sư, thì phải học đạo, qua thời gian tập sự rồi mới được bổ nhiệm chức Truyền Đạo. Một thời gian sau, nếu xét thấy có nhiều khả năng thì mới phong lên hàng Mục Sư.
- Việc phong chức và bổ nhiệm 2 chức Truyền Đạo và Mục Sư do một Hội Đồng đặc biệt của Giáo Hội quyết định.
- Các Mục Sư Tin Lành không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban phước hay tha tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung gian giữa Thiên Chúa và tín đồ. Điều này hoàn toàn trái hẳn với các Linh Mục Công giáo La Mã.
- Đạo Công giáo có hàng giáo phẩm với thứ tự trên, dưới khác nhau (gồm Giáo hoàng, Hồng y, Giám mục, Linh mục) và hàng giáo phẩm có thần quyền rất lớn và phải duy trì chế độ độc thân.
- Bên cạnh đó, đạo Công giáo còn hình thành hệ thống các dòng tu nam, dòng tu nữ và được chia thành hai loại dòng khác nhau, một loại dòng tu hoạt động theo quy chế của Tòa Thánh và một loại dòng tu hoạt động theo quy chế địa phận. Tuy nhiên, đạo Tin lành lại không có hệ thống các dòng tu.
10.Luật lệ và Lễ nghi
- Luật lệ và Lễ nghi của Đạo Tin Lành rất đơn giản so với Công giáo.
- Đạo Tin Lành là một tôn giáo đề cao lý trí trong Đức Tin, cho rằng sự siêu rỗi chỉ đến bởi Đức Tin và không quan trọng nghi lễ.
11.Quan điểm về Thiên Đàng và địa ngục:
- Đạo Công Giáo tin có Thiên Đàng, địa ngục và luyện ngục.
- Đạo Tin Lành chỉ tin có Thiên đàng, địa ngục chứ không có luyện ngục.
12.Phép bí tích:
- Đạo Công Giáo có bảy phép bí tích gồm: rửa tội, thêm sức, giải tội, Thánh Thể, xức dầu Thánh, truyền chức Thánh, hôn phối.
- Đạo Tin Lành chỉ tin và thực hiện phép rửa tội, (bắp tem), phép tiệc Thánh, ngoài ra còn thực hiện một số lễ hôn phối, lễ dâng con trẻ cho Thiên Chúa.
- Nghi lễ Baptême của Đạo Tin lành được tiến hành theo lối cổ như Thánh Gioan rửa tội cho Chúa Jésus trên sông Jordan bằng cách dìm cả người xuống nước, chớ không cải biến dội một ít nước lên đầu một cách tượng trưng như Đạo Công giáo.
- Đạo Công Giáo nhận phép biến thể trong lễ Thánh thể (bánh mì, rượu nho biến thành Mình Chúa và Máu Chúa), Đạo Tin Lành không công nhận thuyết biến thể trong phép Tiệc Thánh và cho rằng đó là kỷ niệm về cái chết của Chúa Kitô, bánh và rượu chỉ tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.
Xem thêm: 7 bí mật về bí tích Thánh Thể
13. Chuộc tội
- Đạo Công giáo cho rằng, con người không những phải làm việc thiện mà còn phải hãm mình để chuộc tội.
- Đạo Tin Lành quan niệm việc chuộc tội cho loài người đã có Chúa Jésus làm trọn rồi, nên con người làm việc thiện là để tỏ ra xứng đáng với Thiên Chúa và được Thiên Chúa cứu vớt.
14.Xưng tội:
- Tín đồ Công giáo xưng tội trong phòng kín với Linh Mục, là hình thức chủ yếu; còn Đạo Tin Lành thì tín đồ chỉ xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa mà thôi.
Xem thêm: Linh Mục Gabriel Amorth là ai - Phỏng Vấn Linh Mục Gabriel Amorth về việc trừ quỷ
15. Sự khác biệt về Nhà Thờ Đạo Công Giáo và Đạo tin Lành:
- Nhà Thờ Công Giáo được xây dựng qui mô và rất tốn kém, kiến trúc theo lối cổ, bài trí công phu và cho rằng đây là nơi Chúa ngự một cách linh thiêng, đặc biệt, trong và ngoài Nhà Thờ đều treo nhiều ảnh tượng, Chúa Giêsu có nói đây là nhà của Cha ta.
- Nhưng trái lại, Nhà Thờ Tin Lành thường theo kiến trúc hiện đại, đơn giản, không treo tượng ảnh. Bên trong nhà Thờ chỉ có đặt một cây Thập tự giá biểu tượng Chúa chịu nạn.
Sự giống nhau giữa Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành là:
Hai đạo đều tôn thờ Thiên Chúa (Đức Chúa Trời), tin thuyết Chúa 3 Ngôi :
Ngôi 1 là CHA,
Ngôi 2 là CON,
Ngôi 3 là THÁNH THẦN.
- Tin Chúa tạo dựng ra Trời Đất, Vũ trụ và vạn vật, tin con người do Thiên Chúa tạo ra, có Tội Tổ Tông, tin có Ngôi Hai là Đức Chúa Jésus Christ giáng trần chịu nạn chết trên Thánh giá để chuộc tội cho loài người, tin có ngày Phục Sinh và Ngày Phán Xét cuối cùng.
- Vì đây là một vấn đề khá rộng nên những điều nêu trên đây là một số điểm cơ bản sự khác nhau giữa Đạo Công Giáo và Tin Lành. Bài viết có gì sai xót xin quí độc giả thông cảm!
(Bài viết có sử dụng tư liệu từ nguồn: internet & https://giaoxutanviet.com & http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/)