Danh sách những vị Thánh Tiến Sĩ Hội Thánh Công Giáo

Hiện nay có 36 vị Tiến sĩ Hội thánh: 9 vị thuộc Giáo hội Đông phương và 27 vị thuộc Giáo hội Tây phương. Hai vị là Giáo hoàng, 15 vị là giám mục (Tổng giám mục, thượng phụ, hồng y), 1 vị là phó tế, 1 vị là linh mục triều. Vài vị là tu sĩ và phần lớn là thành viên của các dòng tu.

 

Khám phá các vị Tiến Sĩ Hội Thánh - Tiến Sĩ Hội Thánh Là gì?

Lm. Ray Ryland

Khi nghe từ “Tiến sĩ”, ta thường nghĩ đến một học hàm học vị. Từ này (tiếng Anh là Doctor; tiếng Pháp là Docteur có khi làm ta nghĩ đến ông Đốc-tờ hay vị “bác sĩ y khoa”) xuất phát từ tiếng Latinh là docere, có nghĩa là “dạy”. Và chính vì nghĩa đen này mà tước vị “Tiến Sĩ Hội Thánh” được phong cho những cá nhân nào đó mà giáo huấn của họ mang lại lợi ích lớn lao cho đời sống của Giáo Hội.

Tiêu chuẩn để quyết định cho một người nhận tước vị này là mức độ thánh thiện và sự hiểu biết cao sâu.
Điều tra sự thánh thiện của người được đề cử là trách nhiệm của Thánh bộ phong thánh ở Roma. Bộ Giáo lý Đức tin quyết định về giáo huấn của của người được đề cử. Sự chuẩn nhận của Bộ Giáo lý Đức tin nhìn nhận sự đóng góp của người được đề cử, song không bảo đảm rằng họ không có sai lầm nào.

Với sự chuẩn nhận của hai Thánh bộ này, Giáo Hội tuyên bố một người nào đó là Tiến Sĩ Hội Thánh và do chính Đức giáo hoàng hay một Công đồng chung được ngài chuẩn y tuyên bố. Thực tế thì tất cả những Tiến sĩ Hội thánh đều do Đức giáo hoàng tuyên bố.

Đức giáo hoàng ra một sắc lệnh tuyên bố công khai. (Tuyên bố này không phải là ex cathedra — nghĩa là không phải là bất khả ngộ về chân lý của Giáo Hội). Ngài cũng ban cho Giáo Hội hoàn vũ sử dụng một Thánh lễ và Kinh phụng vụ cho vị thánh được ban tước Tiến sĩ.

Vài vị Tiến sĩ Hội thánh mang những tước hiệu đặc biệt, phản ánh sự nổi danh hay những chủ đề có ý nghĩa trong tư tưởng của họ: chẳng hạn Thánh Augustinô là Tiến sĩ ân sủng (Doctor Gratiae); Thánh Gioan Thánh giá là Tiến sĩ thần bí (Doctor Mysticus);  Thánh Cyril thành Alexandria là Tiến sĩ nhập thể (Doctor Incarnationis).

 

Những ai là Tiến sĩ Hội thánh?

Việc đặt tên Tiến sĩ Hội thánh bắt đầu vào năm 1298, khi Đức giáo hoàng Bonifaciô VIII tôn vinh bốn nhà thần học và học giả kiệt xuất là những Tiến Sĩ Hội Thánh: Thánh Augustinô, Thánh Ambrôsiô, Thánh Giêrônimô và Thánh Grêgôriô Cả. Trong Giáo hội phương Đông có ba vị Tiến sĩ Hội thánh là: Thánh Gioan Kim khẩu, Thánh Basiliô và Thánh Grêgôriô thành Nazian.

Bốn phụ nữ được gọi là Tiến sĩ Hội thánh trong những thập kỷ gần đây. Đức Phaolô VI tuyên bố tước vị cho Thánh Têrêsa thành Avila và Thánh Catherina thành Siena vào năm 1970. Đức Gioan Phaolô II tuyên bố cho Thánh Thérèse Hài đồng Giêsu vào năm 1997. Đức Bênêđictô XVI tôn vinh Thánh Hildegard thành Bingen vào năm 2012.

Hiện nay có 36 vị Tiến sĩ Hội thánh: 9 vị thuộc Giáo hội Đông phương và 27 vị thuộc Giáo hội Tây phương. Hai vị là Giáo hoàng, 15 vị là giám mục (Tổng giám mục, thượng phụ, hồng y), 1 vị là phó tế, 1 vị là linh mục triều. Vài vị là tu sĩ và phần lớn là thành viên của các dòng tu.

 

Danh sách của những vị thánh Tiến Sĩ Hội Thánh

1. Thánh Athanasiô, giám mục thành Alessandria (296-373) người đã bênh vực thần tính của Chúa Giêsu chống lại Ông ARIO, và là một trong những vị thánh tiến sĩ nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương. Lễ kính ngày 02.5.
2. Thánh Ephrem của Syria (306-373), phó tế, rất giỏi về Kinh Thánh và việc mục vụ, tác giả của nhiều ca vịnh và của tập sách có tựa đề là “Chú Giải Kinh Thánh”. Lễ kính ngày 09.6.
3. Thánh Hilariô thành Poitiers (315-367), giám mục và đã dấn thân chống lại lạc giáo của Ario, trong tập sách nổi tiếng của ngài có tựa đề là “Bàn Về Thiên Chúa Ba Ngôi” (De Trinitate). Lễ kính ngày 13.01.
4. Thánh Cyrillô thành Giêrusalem (315-386), nhà hùng biện lỗi lạc. Lễ kính ngày 18.3.
5. Thánh Grêgôriô Nazianzênô (329-389), sinh tại Nazianzo vùng Cappadocia, nhà thần học nổi danh, có công giải thích những mầu nhiệm Kitô một cách sâu xa. Lễ kính ngày 02.01.
6. Thánh Basiliô thành Cesarea (330-379), giám mục, người có công tổ chức lại tinh thần đan viện đông phương. Lễ kính ngày 02.01.
7. Thánh Giêrônimô thành Stridône (335-420), linh mục, người đã có công dịch Kinh Thánh ra tiếng latinh, được gọi là bản Phổ Thông (Vulgata) tiếng Latinh. Lễ kính ngày 30.9.
8. Thánh Ambrôsiô thành Milanô (339-397) Tổng giám mục Milanô. Lễ kính ngày 07.12.
9. Thánh Gioan Kim Khẩu (347-407), nhà hùng biện có tài, dám chống lại Hoàng đế của Constantinopoli lúc đó theo lạc giáo của Ario, nên thánh nhân bị đày và chết trong cảnh bị đày. Lễ kính ngày 13.9.
10. Thánh Augustinô (354-430), giám mục của Ippona, Bắc Phi, thần học gia và triết gia, tác giả của nhiều sách nổi tiếng, trong đó có hai tập sách “Confessions” (Tuyên Xưng) và “Thành Trì của Thiên Chúa” (City of God), được nhiều người biết đến. Lễ kính ngày 28.8.
11. Thánh Cyrillô giám mục Alexandria (376-444), một trong những người có công tổ chức Công Đồng Êphêsô vào năm 431, và chống lại bè rối của Nestorio. Lễ kính ngày 27.6.
12. Thánh Lêô Cả (400-461), giáo hoàng. Lễ kính ngày 10.10.
13. Thánh Phêrô Kim Ngôn (380-450), giám mục, nổi tiếng về những bài giảng và những bài viết về Thiên Chúa Ba Ngôi. Lễ kính ngày 30.7.
14. Thánh Grêgôriô Cả (540-604) giáo hoàng, có công canh tân phụng vụ, cỗ võ đời sống đan viện và những hoạt động truyền giáo. Lễ kính ngày 03.9.
15. Thánh Isiđôrô giám mục Siviglia (560-636), người có công tổ chức lại Giáo Hội Công Giáo Tây Ban Nha thời đó. Lễ kính ngày 04.4.
16. Thánh Bêđa khả kính (673-735), thầy dòng Biển Ðức, người Anh. Lễ kính ngày 25.5.
17. Thánh Gioan Ðamascênô (676-749), linh mục, có công áp dụng triết học của Aristote để giải thích giáo lý công giáo. Lễ kính ngày 04.12.

18. thánh Gregorio Narek (950-1010), linh mục viện phụ, người Armênia, có lòng sùng mộ Đức Trinh Nữ Maria. Lễ kính ngày 27.02
19. Thánh Phêrô Đamianô (1007-1072), tu sĩ, sau được bổ nhiệm làm giám mục, được thăng tước Hồng Y, đại diện Ðức Giáo Hoàng trong nhiều Công Nghị. Lễ kính ngày 21.02.
20. Thánh Anselmô thành Aosta (1033-1109), Ðan viện phụ, giám mục, sang truyền giáo tại Canterbury, Anh Quốc. Lễ kính ngày 21.4.
21. Thánh Bernarđô (1190-1153), người Pháp, viện phụ Citeaux, người có công canh tân dòng Xitô. Lễ kính ngày 20.8.
22. Thánh Hildegard thành Bingen (1098-17.9.1191), nữ tu, người Đức. Lễ kính ngày 17.9.
23. Thánh Antôn Pađova (1195-1231), tu sĩ Phanxicô. Lễ kính ngày 13.6.
24. Thánh Albertô Cả (1205-1280), người Ðức, tu sĩ dòng Ðaminh, sau được bổ nhiệm làm giám mục, thầy dạy Thánh Tômasô Aquinô. Lễ kính ngày 15.11.
25. Thánh Bonaventura (1217-1274), tu sĩ Phanxicô, sau được bổ nhiệm làm giám mục, rồi hồng y. Lễ kính ngày 15.7.
26. Thánh Tôma Aquinô linh mục (1225-1274), tác giả của tập Summa Teologica (Tổng Luận Thần Học). Lễ kính ngày 28.01.
27. Thánh nữ Catarina Siêna (1347-1380), người Italia, tu sĩ dòng nữ Ða Minh, có công hiệp nhất giáo hội bị chia rẻ lúc đó. Lễ kính ngày 29.4.
28. Thánh Gioan Avila (1500-10.5.1569), linh mục, Tây Ban Nha. Lễ kính ngày 10.5.
29. Thánh nữ Têrêsa Giêsu thành Avila (1515-1582), nguời Tây Ban Nha, người có công canh tân dòng Carmêlô. Lễ kính ngày 15.10.
30. Thánh Gioan thánh giá (1542-1591), người Tây Ban Nha, cộng tác với thánh Têrêsa thành Avila, để canh tân dòng nam Carmêlô. Lễ kính ngày 14.12.
31. Thánh Phêrô Canisiô (1521-1597), người Hòa Lan, linh mục dòng tên. Lễ kính ngày 21.12
32. Thánh Roberto Bellarmino (1542-1621), người Ý, tu sĩ dòng tên, sau được bổ nhiệm làm giám mục và hồng y. Lễ kính ngày 17.9.
33. Thánh Laurensô Brindisi (1559-1619), linh mục capucin, đi rao giảng khắp Âu Châu, và qua đời tại Lisbon. Lễ kính ngày 21.6.
34. Thánh Phanxicô Salêsiô (1567-1622), giám mục Genève, Thụy Sĩ. Lễ kính ngày 24.01.
35. Thánh Anphongsô Maria Liguori (1696-1787), người Ý, sinh tại thành Napoli, giám mục, sáng lập dòng Chúa Cứu Thế, chuyên môn về thần học luân lý. Lễ kính ngày 01.8.
36. Thánh nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu và Nhan Thánh (Têrêsa thành Lisieux, 1873-1897), người Pháp, nữ tu dòng kín Camêlô tại Lisieux. Lễ kính ngày 01.10.

Tổng Kết:

- 02 vị Giáo Hoàng (Thánh Grêgôriô Cả và Thánh Lêô Cả)
- 01 vị Hồng Y (Thánh Bônaventura)
- 01 vị Tổng Giám Mục (Thánh Anselmô)
- 16 vị Giám Mục (các Thánh: Albertô Cả, Alphongsô, Ambrôsiô, Athanasiô, Augustinô, Basiliô, Cyrillô thành Alexandria, Cyrillô thành Giêrusalem, Grêgôriô Nazian, Gioan Kim Khẩu, Hilario, Isidoro, Phanxicô Salê, Phêrô Kim Ngôn, Phêrô Đamianô và Rôbertô Bellarminô)
- 10 vị Linh Mục (các Thánh: Antôn thành Pađua, Bêna Vênêrabilê, Bernađô, Gioan Ðamascênô, Gioan Thánh Giá, Hiêrônimô, Lôrensô đệ Brinđisi, Phêrô Canisiô và Tôma Aquinô, Gioan Avila)
- 01 vị Phó Tế (Thánh Ephrem)
- 04 vị Nữ tu (Thánh Catarina thành Siêna và Thánh Têrêsa Giêsu, Thánh Nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, Thánh Hildegard thành Bingen)

Nguồn: https://giaophanvinhlong.net/

 

 


Bình luận


Tin tức khác
» Thiên Chúa là ai? - Khám Phá Đấng Tạo Hóa Qua Góc Nhìn Công Giáo
» Vai Trò Của Truyện Tranh Công Giáo Trong Việc Truyền Bá Lời Chúa và Phát Triển Đức Tin
» Thiên Chúa là ai?
» Vườn Địa Đàng: Nơi Khởi Nguồn Tình Yêu Thương Bất Tận của Thiên Chúa
» Tìm mua Truyện Tranh Công Giáo - Nhớ ngay đến HOB
» Đạo Công Giáo Là Gì? Khám Phá Một Trong Những Nền Tảng Đức Tin Lâu Đời Của Nhân Loại
» Lễ phục sinh ở các nước trên thế giới
» Giải thích chữ viết tắt sau tên các Linh Mục và Tu Sĩ tại Việt Nam
» Giải thích những ký hiệu viết tắt trong Kinh Thánh
» Những cách để giúp trẻ học thuộc những kinh nguyện

Hotline (24/7)

Messages

Chat Zalo

Liên hệ